Lễ phát động được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại 181 điểm cầu trên địa bàn toàn tỉnh Lạng Sơn,ạngSơntriểnkhainềntảngcôngdânsốpháttriểntàikhoảnthanhtoánđiệntửket qua vdqg nhat ban có sự tham dự của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, HĐND và các ban, ngành của tỉnh, đại diện nhiều doanh nghiệp và ngân hàng đang tham gia mạnh mẽ vào công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Phát biểu tại Lễ phát động, ông Dương Xuân Huyên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, sau gần 1 năm tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 49 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số ở cả 4 trụ cột (chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và cửa khẩu số), bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, tác động tích cực đến đời sống của nhân dân.
Ông Dương Xuân Huyên nhấn mạnh: "Các kết quả trên đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đồng thời góp phần nâng cao các chỉ số cải cách hành chính của tỉnh như: Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021 tỉnh Lạng Sơn xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố, tăng 33 bậc so với năm 2020; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 36/63 tỉnh, thành phố, tăng 13 bậc".
Để nền tảng "Công dân số xứ Lạng" và phát triển tài khoản thanh toán điện tử hoạt động hiệu quả, UBND tỉnh Lạng Sơn giao các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố khẩn trương cụ thể hóa các mục tiêu nhiệm vụ của Nghị quyết số 49 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phù hợp với từng ngành, từng địa phương. Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh Lạng Sơn triển khai mở rộng, tích hợp thêm các ứng dụng cho nền tảng "Công dân số xứ Lạng"… nhằm phục vụ đắc lực cho người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông để mọi người dân, doanh nghiệp biết và sử dụng thành thạo.
Nhân dịp này, ông Hồ Tiến Thiệu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho 9 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2.
Nền tảng “Công dân số Xứ Lạng” được phát triển trên mô hình microservice dễ mở rộng và nâng cấp, có khả năng chịu tải cao với giao diện thông minh, phân bố thông tin khoa học, gần gũi giúp người dân và tổ chức dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
Nền tảng được tích hợp các ứng dụng gồm: chức năng phản ánh kiến nghị; dịch vụ công, tra cứu thông tin đất đai; trợ lý ảo iSee; ứng dụng thương mại điện tử Voso.vn, Postmart.vn… Theo đó, người dân dễ dàng tra cứu, sử dụng các tiện ích cơ bản như: thủ tục hành chính, nộp hồ sơ, tra cứu hồ sơ, thủ tục trực tuyến, tra cứu thông tin đất đai, thửa đất quy hoạch tại tỉnh và tương tác với hệ thống trợ lý ảo iSee Lạng Sơn, thực hiện mua hàng trên các sàn thương mại điện tử…
Qua ứng dụng trong nền tảng “Công dân số Xứ Lạng”, người dân cũng có thể phản ánh, kiến nghị tương tác trực tuyến với chính quyền về các vi phạm, các sự cố của các lĩnh vực trật tự đô thị, môi trường, an ninh trật tự… trên địa bàn và theo dõi tiến độ cũng như hiệu quả xử lý công việc của chính quyền.
Người dân và doanh nghiệp tải ứng dụng “Công dân số Xứ Lạng” trên kho dữ liệu điện thoại di động CHPlay/AppStore hoặc truy cập vào địa chỉ: http://kiennghi.langson.gov.vn. Với việc có cả phiên bản trên điện thoại di động và máy tính sẽ giúp người dân và lãnh đạo các cấp có thể gửi và xử lý phản ánh kiến nghị mọi lúc, mọi nơi một cách thuận tiện.
Về phát triển tài khoản thanh toán điện tử, thời gian qua, các tổ công nghệ cộng đồng ở Lạng Sơn đã tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân mở cửa hàng số, tài khoản người mua, tài khoản thanh toán điện tử. Qua đó đã phát triển được trên 121.000 cửa hàng số, 10.000 tài khoản người mua và 102.000 tài khoản thanh toán điện tử. Mục tiêu trong năm 2022, toàn tỉnh sẽ đạt 70% dân số, tương đương với hơn 412.000 người cài đặt và sử dụng tài khoản thanh toán điện tử, thương mại số….
"Từ tháng 7/2021, Lạng Sơn đã huy động toàn bộ 7.776 thành viên của 1.684 tổ công nghệ cộng đồng vươn tới tất cả các xã, phường, thôn, bản, khu phố để hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt và sử dụng nền tảng 'Công dân số xứ Lạng' và các ứng dụng thương mại số, thanh toán số. Các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng sẽ 'đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người'; phấn đấu trong năm 2022, 70% dân số trên địa bàn từ 15 tuổi trở lên cài đặt, sử dụng nền tảng "Công dân số xứ Lạng", ứng dụng thương mại số, thanh toán số. (Ông Nguyễn Khắc Lịch - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn) |
Công Duy