Cổ phiếu bất động sản bị bán tháo
Ngay phiên giao dịch đầu tuần nay (ngày 7/11),ổphiếuBĐSbịbántháodoanhnghiệpkiếnnghịgiảiphápcứuthịtrườy kien chuyen gia bong da thị trường chứng khoán trong nước chứng kiến làn sóng bán tháo dữ dội của nhóm bất động sản (BĐS). Hàng chục triệu cổ phiếu dư bán sàn, như NVL, PDR, DIG và nhiều mã khác.
Thị trường chứng khoán bị cộng dồn áp lực khi lãnh đạo các doanh nghiệp BĐS lớn liên tục bị bán giải chấp cổ phiếu. Dù đã hồi phục ở một số phiên giữa tuần, nhưng đến cuối tuần, áp lực bán tháo nhóm cổ phiếu BĐS tiếp tục xảy ra trên diện rộng.
Cưỡng chế biệt thự xây trái phép ở Phú Quốc
Ngày 9/11, UBND TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã thực hiện cưỡng chế hai căn biệt thự xây dựng trái phép ở ấp Đường Bào, xã Dương Tơ.
Có diện tích hơn 500m2/căn, hai căn biệt thự này do hai cá nhân xây dựng trái phép trên đất công. Đây là 2/79 căn biệt thự được tổ công tác đặc biệt của tỉnh Kiên Giang phát hiện xây trái phép vào cuối tháng 9/2022.
TP.HCM giải quyết hơn 413.000 hồ sơ giao dịch, thế chấp nhà đất
10 tháng đầu năm nay, Sở TN&MT TP.HCM đã giải quyết hơn 413.000 hồ sơ mua bán BĐS và hồ sơ thế chấp nhà đất, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước.
Nhu cầu giao dịch BĐS trên địa bàn hiện rất lớn. Các dự án được giao dịch, thế chấp cũng là một phần vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. (Xem chi tiết)
Doanh nghiệp BĐS cắt giảm nhân sự chưa từng có, hoãn kế hoạch mở bán
Doanh nghiệp BĐS đang trải qua giai đoạn khó khăn. Từ việc khó tiếp cận nguồn vốn đến thiếu nguồn cung, thanh khoản giảm, vướng mắc thủ tục pháp lý, không chỉ các chủ đầu tư mà đơn vị môi giới cũng điêu đứng.
Nhiều doanh nghiệp BĐS đã cắt giảm nhân sự chưa từng thấy. Có nơi đã ra chính sách cắt giảm lương nhân viên trong 6 tháng tới, mức cắt giảm cao nhất 35%. (Xem chi tiết)
Với những diễn biến khó lường của thị trường, một số chủ đầu tư dự kiến mở bán dự án vào quý 4/2022 cũng đồng loạt hoãn kế hoạch qua năm 2023. (Xem chi tiết)
Dư nợ BĐS đã vượt 777.200 tỷ đồng
Ngày 8/11, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Bộ Xây dựng và hàng chục doanh nghiệp kinh doanh BĐS phía Nam để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.
Thị trường BĐS 9 tháng đầu năm nay có nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và khan hiếm nguồn cung. Giá BĐS ở các phân khúc vẫn ở mức cao, căn hộ bình dân hầu như không có. Dư nợ BĐS tính đến ngày 31/8/2022 lên đến 777.235 tỷ đồng. (Xem chi tiết)
Kiến nghị nới room tín dụng
Tại cuộc họp nói trên, các doanh nghiệp BĐS kiến nghị Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng “quy trình chuẩn” về thủ tục đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại.
Để khơi thông nguồn vốn, các doanh nghiệp BĐS kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét nới room tín dụng ít nhất 1% để bổ sung 100.000 tỷ đồng hỗ trợ cho nền kinh tế giai đoạn cao điểm cuối năm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp kiến nghị lập "tổ công tác đặc biệt" để tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp và dự án điển hình, làm tiền lệ để giải quyết các trường hợp tương tự. (Xem chi tiết)