Một phiên họp của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) Ngày 29/12,ênhọptoànthểlầnthứỦybanPhápluậtcủaQuốchộmonaco vs lorient tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 32 theo hình thức trực tuyến để thẩm tra các Đề án của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Đắk Nông và việc thành lập các đơn vị hành chính đô thị thuộc các tỉnh: Bình Định, Hòa Bình và Bắc Ninh. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp. Cần thiết thành lập các đơn vị hành chính đô thị một số tỉnh Các Tờ trình của Chính phủ đã nêu rõ sự cần thiết, điều kiện, tiêu chuẩn thành lập các đơn vị hành chính đô thị thuộc các tỉnh: Bình Định, Hòa Bình, Bắc Ninh và điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Đắk Nông. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội và đô thị hóa xã Cát Tiến đã, đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, tăng dân số cơ học, các tệ nạn xã hội… nên cần thiết thành lập thị trấn Cát Tiến thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngoài ra, việc thành lập 2 phường Quỳnh Lâm, Trung Minh thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của 2 xã Sủ Ngòi và Trung Minh là yêu cầu cấp bách nhằm tổ chức bộ máy chính quyền đô thị để quản lý, điều hành, phát huy tiềm năng, lợi thế vốn có, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực. Đối với việc thành lập 5 phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Tờ trình của Chính phủ chỉ rõ: Việc này bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Các phường Hương Mạc, Phù Chẩn, Phù Khê, Tam Sơn, Tương Giang dự kiến thành lập đạt 4/4 tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13. Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa huyện Đắk Mil và huyện Cư Jút, giữa các xã, thị trấn thuộc huyện Krông Nô là cần thiết, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền, không làm tăng thêm số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, xã của tỉnh Đắk Nông và phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. Kiến nghị dừng xem xét đề án điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết thành lập thị trấn Cát Tiến thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, thành lập 2 phường thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình và 5 phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cũng như việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Đắk Nông. Các đơn vị đều bảo đảm các điều kiện và đạt các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, phân loại đô thị, tiêu chuẩn về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế-xã hội theo quy định. Về việc thành lập thị trấn Cát Tiến, một số ý kiến đề nghị Chính phủ, chính quyền tỉnh Bình Định quan tâm, có giải pháp khắc phục các tiêu chí chưa đạt, đặc biệt là các tiêu chí về cơ sở hạ tầng đô thị, các tiêu chí về xử lý nước thải, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân sinh sống trên địa bàn. Liên quan đến việc thành lập phường Quỳnh Lâm và phường Trung Minh thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, các đại biểu đề nghị làm rõ thêm thực trạng tỷ lệ độ che phủ rừng trên địa bàn 2 xã này, phương hướng, kế hoạch sử dụng các loại đất phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần có phương án cụ thể để tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, khắc phục được những tác động tiêu cực của đô thị hóa. Đối với việc thành lập 5 phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, các đại biểu nhận định, đây là bước chuyển quan trọng từ nông thôn lên đô thị, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao hơn trước. Do đó, Chính phủ và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh cần có kế hoạch cụ thể đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có để đáp ứng yêu cầu quản lý của chính quyền ở đô thị. Để các cấp, các ngành và chính quyền địa phương yên tâm, tập trung chăm lo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, tránh gây xáo trộn, phức tạp trong quá trình thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử, hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách cử tri, chia đơn vị bầu cử... do sự thay đổi giữa đơn vị hành chính mới và đơn vị hành chính cũ, các đại biểu cơ bản thống nhất với đề nghị của Thường trực Ủy ban Pháp luật kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho tạm dừng việc xem xét, quyết định các đề án về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã từ tháng 2/2021 đến khi tổ chức xong công tác bầu cử (khoảng tháng 7/2021)./. Theo TTXVN |