Thưa ông,ênViệtrathếgiớivớitiếngđànbầtrực tiếp bóng đá ý mọi người từng biết về ông trong rất nhiều vai trò, là một doanh nhân, một nhà quản trị trong lĩnh vực công nghệ, giờ lại là “Giáo Tiến”. Chúng tôi tò mò về quyết định mang tính bước ngoặt đưa ông đến với lĩnh vực giáo dục? Ông có tham vọng gì ở lĩnh vực này?
Tập đoàn FPT có 35 năm lịch sử (thành lập từ năm 1988), cá nhân tôi làm ở đây đến nay đúng 30 năm. Rất may mắn, trong hành trình ấy, tôi gặp ông Trương Gia Bình- người luôn giúp tôi một việc là cứ khi nào tôi thấy nhàm chán một công việc nào đó, anh lại chấp nhận để tôi thay đổi. Đến bây giờ, tôi đã “nhảy” 6 việc hoàn toàn khác nhau, chứ không phải là được bổ nhiệm 6 vị trí khác nhau.
Nguyên nhân thứ hai của quyết định này là bởi truyền thống gia đình. Ba tôi là một chiến tướng nhưng ngoài chiến trường, cuộc đời ông cũng gắn với nhà trường. Cứ buông tay súng, ông lại cầm phấn. Vì vậy, tôi nghĩ mình theo lĩnh vực giáo dục là rất hợp lý.
Tôi vẫn quan niệm “đến năm 20 tuổi thích gì nên trải nghiệm; đến năm 30 tuổi cố gắng tìm những người thầy thật giỏi; đến năm 40 tuổi kiếm càng nhiều tiền càng tốt; đến năm 50 tuổi phải có vị trí trong xã hội; đến năm 60 tuổi hãy cho đi những gì mình có”. Vì vậy, tôi muốn “cho đi” những hiểu biết về tri thức của mình.
Tôi nghĩ, việc trở thành nhà giáo rất tự nhiên, thực tâm và muốn đặt tâm sức vào đó. Thực ra, trước khi trở thành nhà giáo, tôi cũng đã đi dạy từ rất lâu và được mọi người yêu quý.
Phần lớn các giảng viên, giáo sư - những người mang tính học thuật cao, đọc nhiều, hiểu sâu nhưng rất thiếu thực tiễn. Ngược lại, rất nhiều doanh nhân đi dạy, có tính thực tiễn rất cao nhưng lại rất thiếu tính chuyên môn sư phạm, hệ thống hóa.
Tôi nghĩ, bản thân và trong những bài dạy, chia sẻ của mình có được 30% là tính học thuật, 70% là thực chiến vì vậy mà cuốn hút các doanh nhân, sinh viên.
Từ doanh nhân chuyển sang nhà giáo, ông có cảm thấy khác biệt nhiều?
Tôi thấy rất tự nhiên. Tuy nhiên, có một điều đến giờ vẫn chưa quen. Mọi năm, đến giai đoạn cuối năm này, áp lực về “cơm áo gạo tiền”, tiền thưởng Tết cho hàng vạn người khiến tôi như “ngồi trên đống lửa”.
Giờ đây, không áp lực như thế nhưng không hề thảnh thơi. Tôi vẫn phải thức đến 2 - 3h để chuẩn bị một bài giảng, để nghiên cứu kỹ về một doanh nghiệp... để những điều mình nói ra người học cảm thấy thấm thía và hữu ích.
Người đứng trên bục giảng cũng phải suy nghĩ việc triển khai những hướng kinh doanh mới trong giáo dục, những hướng mà xưa nay chưa bao giờ làm, mình cũng chưa từng làm, có thể nói là cực kỳ thách thức.
Ông cảm nhận ra sao về thế hệ sinh viên hiện nay?
Sinh viên bây giờ rất khác thế hệ trước đây. Các em không bị nghèo đói thôi thúc. Thay vì ra khỏi giường để hành động, các em suy nghĩ “thôi, không làm”. Bên cạnh đó, các em bị tác động của mạng xã hội. Trong một “thế giới phẳng”, lúc nào các em cũng nghĩ rằng việc mình nghĩ ra đã rất nhiều người làm và không hành động. Không ít sinh viên bây giờ có một xu hướng được gọi là “chill”, tức kiểu “thả trôi”, không động lực, không mục đích, không mục tiêu.
Nhưng cũng phải nói lại, tôi cũng gặp nhiều sinh viên dù mới chỉ năm thứ nhất, năm thứ hai đã khởi nghiệp. Thậm chí, có bạn sinh năm 2005, tức mới 18 tuổi, đã trình bày rất rành rọt về tiếp cận thị trường, tâm lý khách hàng, cách tiếp cận thị trường, bán hàng, sự khác biệt về dịch vụ...
Chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức ở lĩnh vực việc làm. Tôi muốn nhắc đến “tầng lớp có học nhưng vô dụng”. Đây là tầng lớp có học khác với những người công nhân mất việc vì robot trong tương lai, bởi vì chính trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế họ. Khi ấy, trong công việc lẫn vai trò với xã hội, gia đình, người ta đều bị thay thế một phần hoặc nhiều phần và trở nên vô dụng.
Công nhân là những người ở tầng lớp thất nghiệp đáng lo ngại nhất bởi khi còn quá trẻ đã bị máy móc và robot thay thế. Họ cần được đào tạo lại, rất nhiều kiến thức được giảng dạy cho sinh viên bây giờ đã lạc hậu. Tức nhiều sinh viên chưa ra trường đã trở thành “lỗi thời” và “lạc hậu”.
Đặc biệt, một đội ngũ rất lớn các giảng viên, giáo sư cũng “lỗi thời” và “lạc hậu” khi đang dạy sinh viên những điều quá cũ kỹ.
Các nhà giáo dục luôn nói rằng tâm lực, trí lực và thể lực đều quan trọng như nhau.
Nhưng hiện nay, nhà trường chỉ đánh giá các môn văn hóa. Một trí tuệ sáng suốt, một tâm hồn lành mạnh phải trong một cơ thể khỏe mạnh.
THÁCH THỨC CỦA NGƯỜI THẦY
Với thế hệ trẻ trong thời đại thay đổi như hiện nay, theo ông, họ phải thay đổi ra sao để thích ứng với dòng chảy này?
Trước đây, truyền thống của nước ta dựa trên nền giáo dục một chiều: thầy giảng – trò nghe, ghi chép và cố gắng trình diễn lại. Nhưng tôi nghĩ rằng, giáo dụcngày nay đã khác, đa chiều hơn, tương tác cao hơn, chúng tôi gọi là giáo dục 5 chiều, với 5 hướng chính dưới đây:
Một là, phải học từ những người thầy xuất sắc. Việc có được một người thầy trong học tập và công việc ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của từng cá nhân. Hai là, học từ chính những đồng nghiệp, bạn bè của mình. Học thầy không tày học bạn, việc học sẽ rất tự nhiên và mở ra nhiều hướng mới.
Ba là, học từ những người trẻ hơn mình. Con hơn cha, nhà có phúc, người trẻ hơn bây giờ có quá nhiều thứ mà mình không biết. Thầy của tôi mới nhất chỉ 22 tuổi, dạy tôi về sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Bốn là tự học. Trong dòng chảy của thời đại, học tập suốt đời đã trở thành yêu cầu bắt buộc nếu bạn muốn trở thành những cá nhân xuất sắc. Quá trình này đòi hỏi bạn tự học, tự huấn luyện bản thân, tự phản biện và điều chỉnh cá nhân mình. Năm là học từ trí tuệ nhân tạo (AI). Bây giờ AI trở thành người thầy vĩ đại của tất cả mọi người.
Khi nói về giáo dục, các nhà giáo dục luôn nói rằng tâm lực, trí lực và thể lực đều quan trọng như nhau. Nhưng hiện nay, nhà trường chỉ đánh giá các môn văn hóa. Một trí tuệ sáng suốt, một tâm hồn lành mạnh phải trong một cơ thể khỏe mạnh. Các nhà trường hiện nay ít đầu tư nguồn lực cho học sinh phát triển về tâm lực, chủ yếu đánh giá học sinh chỉ qua điểm Văn, Toán... và các kỳ thi của chúng ta cũng thế.
Chúng tôi biết rằng mình cũng trong một vòng xoáy đó. Vì vậy, chúng tôi cố gắng tạo ra những sự khác biệt, dù rất nhỏ như ĐH FPT đã quyết định dạy sinh viên học võ Vovinam, nhạc cụ dân tộc.
Tất cả sinh viên ra trường đều phải biết chơi một nhạc cụ dân tộc, có thể là đàn bầu, đàn tranh, sáo, nhị, trống... Môn này được đánh giá ngang với tất cả các môn chuyên ngành, không có sẽ không được tốt nghiệp.
Học nhạc không phải để học cho vui. Chúng tôi luôn có một câu: “Sinh viên ra thế giới với tiếng đàn bầu trong tim”. Trong mỗi sinh viên khi bước ra toàn cầu, chúng tôi mong muốn phải có một cái gì đó là chất Việt Nam.
Trong thời đại công nghệ tác động quá lớn như hiện nay, nếu chỉ là một người truyền đạt kiến thức thông thường, người giáo viên cũng sẽ đánh mất vai trò của mình và sự chú ý của học trò vào tay AI, internet và các nền tảng mạng xã hội.
Tôi thường chia sẻ rằng chúng ta không chỉ là một “The teacher” (người thầy) mà phải trở thành một “The Connector” (người kết nối). Không chỉ dừng ở vai trò giảng dạy, người giáo viên hiện đại là người kết nối học sinh với thời cuộc, với xu hướng của xã hội, với các nguồn lực tri thức… bằng năng lực thấu cảm, hiểu biết về thế hệ học trò mới này, và làm gương cho các em bằng việc liên tục học tập và cập nhật.
Xã hội thay đổi, người giáo viên cũng cần đổi thay để bước cùng học trò trong hành trình khám phá bản thân và chinh phục những thử thách mới.
Ông từng chia sẻ: “Sếp nào cũng nói tài sản quý nhất là con người, nhưng hễ gặp khó khăn lại cho ‘tài sản’ ra đường. Ông có lời khuyên nào cho những người trẻ đang từng bước học tập, phấn đấu để trở thành nguồn lực chất lượng cao cho xã hội?
Trong công việc hay bất cứ lĩnh vực nào nếu bạn cứ làm tròn vai, dù có thái độ và chuyên môn tốt, về cơ bản, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và robot như ngày nay, bạn sẽ bị thay thế. Và người lãnh đạo, dù rất yêu quý bạn cũng đành phải nói lời từ biệt.
Cơm áo gạo tiền là chuyện không đùa với ai và trong trường hợp này, “tài sản quý giá nhất” bị ra đường. Mặc dù bạn thấy mình có chuyên môn tốt và rất ý thức về công việc. Nhưng bạn đang thiếu một điều rất quan trọng, đó là học tập suốt đời, tự học và tự huấn luyện.
Ngày hôm nay, các bạn đang làm ở vị trí nào cần ý thức ngày mai, ngày kia công việc của mình sẽ thế nào? Đó là một câu hỏi quan trọng.
Trong công việc hay bất cứ lĩnh vực nào nếu bạn cứ làm tròn vai, dù có thái độ và chuyên môn tốt, về cơ bản, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và robot như ngày nay, bạn sẽ bị thay thế. Và người lãnh đạo, dù rất yêu quý bạn cũng đành phải nói lời từ biệt.Cùng với đó, cuối năm cũ, đầu năm mới là thời điểm người ta đặt ra nhiều mục tiêu, KPI cho bản thân. “Tôi sẽ học tiếng Anh mỗi ngày”; “Tôi sẽ làm chủ Chat GPT”; “Tôi sẽ ăn kiêng để giảm béo”… Tôi rất hiểu những mục tiêu đó đều là đáng quý và về mặt lý thuyết đều khả thi. Nhưng nếu quan sát, bạn sẽ thấy một tuần, một tháng đầu, phần nhiều các bạn đều rất hăng hái. Nhưng số người về đích không nhiều.
Đó là khoảng cách giữa mong muốn và sự thật. Hô hào và mơ ước thường dễ hơn bắt tay vào làm việc. Muốn ước mơ thành sự thật, bạn phải nỗ lực bền bỉ, kiên trì, kiên nhẫn thực hiện hành động cụ thể hóa mục đích của mình mỗi ngày.
Những chuyện như kiên trì làm việc, làm đi làm lại cho đến khi thành thạo, một mình tự học, tự tập luyện hàng giờ đều tẻ nhạt hơn việc lướt Facebook, Tiktok… rất nhiều.
Muốn có những đột phá trong năm mới, bạn không chỉ cần những nhận thức mới, mà còn cần nỗ lực bền bỉ, kiên trì – những điều tưởng như đã cũ qua mỗi năm.
相关文章:
相关推荐:
0.5914s , 7554.1875 kb
Copyright © 2025 Powered by Sinh viên Việt ra thế giới với tiếng đàn bầu trong tim_trực tiếp bóng đá ý,Betway