Việc chỉ số tăng điểm đầu phiên thường tạo ra thách thức cho thị trường nhiều hơn, bởi lực mua sẽ dè chừng và áp lực bán ra mạnh hơn. VN-Index rung lắc và thoái lui ngay sau đó, tạm thời mất 6,17 điểm tương ứng 0,5% còn 1.232,22 điểm khi kết thúc phiên sáng. HNX-Index giảm 2,35 điểm tương ứng 0,92% còn 253,75 điểm và UPCoM-Index giảm 0,26 điểm tương ứng 0,28% còn 93,92 điểm. Thanh khoản cao, đạt 497,78 triệu cổ phiếu tương ứng 11.293,24 tỷ đồng trên HoSE và 43,16 triệu cổ phiếu tương ứng 847,47 tỷ đồng trên HNX; con số này trên UPCom là 25,27 triệu cổ phiếu tương ứng 392,34 tỷ đồng. Áp lực chốt lời lan rộng khiến 643 mã cổ phiếu trên cả 3 sàn giảm giá so với 227 mã tăng. Rổ VN30 có 16 mã giảm giá, trong đó, VIC, VHM là hai cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số chung. Chỉ riêng 2 mã này đã lấy đi của VN-Index 2,11 điểm và 1,21 điểm. VIC sáng nay "đánh rơi" 3,7% còn 57.000 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch ở mức cao, đạt 12,86 triệu đơn vị. Một số mã khác cũng giảm giá và ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chung là VCB, HPG, NVL, FPT. Trước đó, vào phiên hôm qua, cổ phiếu VIC bị khối ngoại bán ròng mạnh gần 97 tỷ đồng. Đến nay, VIC đã giảm 18.600 đồng mỗi cổ phiếu so với đỉnh thiết lập ngày 16/8, tương ứng giảm 24,6%. VN-Index trong cùng thời gian giảm 11 điểm, tương ứng giảm 0,89%. Mặc dù nhóm cổ đông liên quan tới ông Phạm Nhật Vượng vẫn sở hữu hơn 2,4 tỷ cổ phiếu VIC nhưng xét riêng cá nhân ông Phạm Nhật Vượng thì lượng sở hữu đã giảm còn 691,27 triệu cổ phiếu VIC, chiếm tỷ lệ 17,87% vốn điều lệ tập đoàn. Tại thị giá của VIC lúc này, giá trị tài sản của Phạm Nhật Vượng khoảng 39.420 tỷ đồng, giảm khoảng 12.900 tỷ đồng so với đỉnh. Cập nhật này sau khi ông Vượng chuyển cổ phần sang 2 doanh nghiệp là Công ty Quản lý và đầu tư bất động sản VMI và Công ty cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM). Trong giai đoạn cuối tháng 7 và nửa đầu tháng 8, trước thềm VinFast niêm yết cổ phiếu trên Nasdaq, cổ phiếu VIC có cú "bốc đầu" rất mạnh mẽ từ khoảng 51.100 đồng lên 76.000 đồng (tức tăng 49%) nhưng hiện tại, mức giá đã chiết khấu mạnh. Cổ phiếu ngành bất động sản bị bán khá mạnh phiên sáng nay. Rất nhiều mã bị chốt lời sau quãng thời gian tăng nóng. Chẳng hạn, QCG giảm 4,8%; LDG giảm 4,5%; HTN giảm 3,4%... NVL giảm 4,5% và đang được khớp lệnh hơn 30 triệu đơn vị. Tương tự, hầu hết cổ phiếu ngành xây dựng và vật liệu chịu áp lực điều chỉnh. HU1 giảm sàn; NHA giảm 3,3%; DVX giảm 3,1%; VGC giảm 2,3%; CTR giảm 2,2%; VCG giảm 2,1%. Cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính đồng pha với thị trường chung. Ngoại trừ APG tăng trần, TVS, AGR tăng tốt thì VDS, BSI, BCG, VCI, FTS lại giảm khá mạnh. Nhiều cổ phiếu ngân hàng vẫn tăng giá hoặc giữ giá đã có ảnh hưởng tích cực lên thị trường. Một số mã khởi sắc, tăng mạnh và khớp lệnh cao: VIB tăng 3,1%, khớp lệnh 15,66 triệu đơn vị; CTG tăng 2,2%, khớp lệnh 10 triệu đơn vị; MSB tăng 1,7% và khớp lệnh 14,76 triệu đơn vị; SHB tăng nhẹ, khớp lệnh hơn 15 triệu cổ phiếu.Bản tin trưa 14/9:
Ông Phạm Nhật Vượng còn bao nhiêu "tiền"?tiềnkèo bóng đá thái lan
Mai Chi(Dân trí) - Cổ phiếu VIC của Vingroup trong vòng gần 1 tháng qua đã điều chỉnh 24,6%. Theo đó, tài sản trên sàn chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng cũng giảm tương ứng.