Việc xuất hiện nhiều cuộc tấn công virus tinh vi vào nền tảng Facebook đã không còn quá mới lạ. Mức độ của các cuộc tấn công ngày càng lớn và nguy hiểm hơn. Vậy nên,ảilàmgìkhibịvirustấncôngtrêtrận đấu incheon united người dùng Facebook cũng nên trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng tự “chữa trị” nếu không may bị virus tấn công. Phần lớn các trường hợp bị nhiễm mã độc khi dùng Facebook là do người dùng không cưỡng nổi sự tò mò khi xuất hiện các đường link “lạ mắt.” Ví dụ vào tháng 7 năm nay, hàng loạt Facebooker đều nhận được các tín nhắn vô nghĩa kèm theo đường link của một video. Nếu người dùng ấn vào đường link này, hàng trăm ngàn tin nhắn tương tự cũng sẽ được gửi tới tất cả người trong danh sách bạn bè của nạn nhân. Bên cạnh đó, các tiện ích mở rộng trên Google Chrome cũng đều bị tấn công. Hay vào tháng 9/2016, hơn 800.000 Facebooker bị tấn công khi nhấp vào đường link của ảnh, video hoặc nội dung thú vị nào đó. Đường link này cũng sẽ được gửi tới bạn bè của nạn nhân khiến số lượng người “sập bẫy” càng nhiều hơn. Chỉ cần nhấp vào đường link như vậy, nạn nhân đã vô tình gây nguy hiểm không chỉ cho tài khoản Facebook của mình mà còn lây lan virus sang bạn bè. Nguy hiểm hơn, virus còn có thể xâm nhập vào tận cả máy tính cá nhân người bị nhiễm. Cách đơn giản nhất để không bao giờ bị nhiễm virus là tránh xa tất cả đường link “mờ ám” không rõ nội dung, nhất là từ tin nhắn của những người bạn ít khi nói chuyện. Nếu tin nhắn có điều gì thú vị mà không kiềm chế được, bạn nên tham khảo bạn mình xem có ai nhận được tin nhắn tương tự không. Hoặc nếu chỉ có mình bạn nhận được thì bạn nên hỏi người gửi xem link lạ đó có phải họ gửi không và mục đích của bạn là gì.Các mã độc núp bóng sau một đường link gây tò mò
Phương thức không bao giờ bị nhiễm virus
Cách xử lý nếu chẳng may bị nhiễm virus