Truy xuất nguồn gốc sản phẩm trở thành yêu cầu bắt buộc trong lĩnh vực y tế_lich bd y

Ngày 20/4,ấtnguồngốcsảnphẩmtrởthànhyêucầubắtbuộctronglĩnhvựcytếlich bd y Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) đồng tổ chức hội thảo “Áp dụng truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực y tế”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh GS1 toàn cầu lần thứ 2 về Y tế.

Tại đây, đại diện Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E và các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp thiết bị y tế đã cung cấp, chia sẻ thông tin về thực trạng và yêu cầu ứng dụng mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc trang thiết bị y tế.

Đồng thời, chia sẻ về thực trạng quản lý sử dụng trang thiết bị tại bệnh viện; xu hướng áp dụng truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực y tế; vai trò của truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng và hệ thống định danh trang thiết bị y tế…

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tử Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Thiết bị và Công trình Y tế, Bộ Y tế, truy xuất nguồn gốc đang trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc trong xuất, nhập khẩu và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Trong lĩnh vực y tế, truy xuất nguồn gốc đặc biệt quan trọng khi các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực này liên quan đến sức khoẻ con người.

Hiện nay, để quản lý trang thiết bị y tế, các bệnh viện đang sử dụng đồng thời nhiều phương thức định danh mã trang thiết bị y tế như: Mã đinh danh duy nhất UDI, Bộ danh pháp GMDN, tiêu chuẩn ISO… hoặc quản lý mã trong thanh toán bảo hiểm y tế đối với vật tư y tế, áp dụng bộ mã theo quy định của Bộ Y tế.

Nhiều bệnh viện cũng xây dựng bộ mã định danh riêng nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý nội bộ. Đối với nhà sản xuất, nhập khẩu thiết bị y tế cũng quản lý mã trang thiết bị tế theo các quy tắc đáp ứng yêu cầu quản lý riêng của đơn vị mình.

{keywords}
Ông Nguyễn Tử Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Thiết bị và Công trình Y tế phát biểu tại hội thảo “Áp dụng truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực y tế” ngày 20/4

Ông Hiếu nhấn mạnh, hiện Bộ Y tế đã phối hợp Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ( Bộ KH&CN) xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thiết kế, vận hành module về truy xuất nguồn gốc trang thiết bị và vật tư y tế. Mục đích nhằm mở rộng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia và xây dựng một bộ mã định danh thống nhất trong toàn quốc.

Bộ mã định danh quản lý trang thiết bị y tế và hệ thống truy xuất nguồn gốc được xây dựng sẽ giải quyết được một số tình trạng đang diễn ra hiện nay như: sản xuất, kinh doanh các mặt hàng giả, kém chất lượng hay thu mua sản phẩm đã qua sử dụng để đóng gói, tái chế thành sản phẩm mới; sử dụng các sản phẩm nhập lậu, giả nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng y tế được sử dụng nhiều trên thị trường,…

Nguyễn Liên

Việt Nam đảm bảo đủ trang thiết bị, vật tư phòng chống dịch Covid-19

Việt Nam đảm bảo đủ trang thiết bị, vật tư phòng chống dịch Covid-19

Nước ta hiện có 105 đơn vị sản xuất khẩu trang y tế, 10 đơn vị sản xuất trang phục phòng chống dịch, 5 nhà sản xuất sản xuất sinh phẩm chẩn đoán SARS-CoV-2,…

Thể thao
上一篇:Chuyên gia đào tạo Phúc Nguyễn nói về cơ hội của Kim Duyên ở Miss Supranational 2022
下一篇:Khởi tố 4 bị can giao dịch đánh bạc hàng trăm tỷ đồng trên mạng