- Nhiều giáo viên ở Thừa Thiên - Huế phản ánh những điểm bất thường trong kết quả xét thăng hạng giáo viên từ hạng III lên hạng II năm 2018.
Chênh lệch bất thường
Năm 2018,ùmxùmviệcxétthănghạnggiáoviêntạnhận định mc vs chelsea toàn tỉnh có 447 giáo viên giảng dạy tại các trường THPT, trung tâm được thăng hạng từ bậc III lên bậc II. Các giáo viên không phải thi mà chỉ xét hồ sơ.
Việc xét thăng hạng giáo viên được tiến hành trong 2 đợt. Đợt 1 từ 18 đến 26/7 và đợt 2 từ 17/9 đến 1/10.
"Điều đáng nói, sau khi xem danh sách kết quả xét thăng hạng, chúng tôi phát hiện nhiều điều bất thường khi các trường nằm ở top Trung bình – Khá như Thừa Lưu, An Lương Đông, Cao Thắng, Phú Bài, Đặng Trần Côn lại có tỷ lệ giáo viên được thăng hạng cao hơn nhiều so với những trường luôn nằm trong top dẫn đầu chất lượng giáo dục của tỉnh”, một giáo viên cho biết.
Cụ thể, Trường THPT Thừa Lưu (huyện Phú Lộc) có đến 32 giáo viên được thăng hạng, chỉ xếp sau trường THPT Chuyên Quốc học (35 giáo viên), vượt xa các trường luôn nằm trong top dẫn đầu chất lượng của tỉnh như THPT Nguyễn Huệ (27 giáo viên), Đặng Huy Trứ (8 giáo viên), Phan Đăng Lưu (15 giáo viên)…
Ngoài ra, các giáo viên còn phản ánh có sự bất thường về xét điểm ở cấp trường. Cụ thể, ở các trường Nguyễn Đình Chiểu, Hương Trà, Phong Điền yêu cầu GV phải kinh qua chức vụ tổ trưởng trở lên hoặc có làm ban giám khảo các hội thi mới được nộp hồ sơ.
Các trường Bùi Thị Xuân, Thuận An, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Sinh Cung, A Lưới thì yêu cầu GV đã từng kinh qua chức vụ tổ phó trở lên.
Trường chuyên Quốc học Huế nhiều lăm liền là trường dẫn đầu tỉnh TT-Huế về chất lượng giáo viên và công tác giảng dạy |
“Trong cùng một ngành, một đợt xét mà mỗi hiệu trưởng tự đưa ra các tiêu chí khác nhau dẫn đến số lượng GV thăng hạng giữa các trường chênh lệch rất lớn khiến chúng tôi hoài nghi, bức xúc”, một giáo viên (xin giấu tên) chia sẻ.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT nói gì?
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Văn Hùng – GĐ Sở GD&ĐT tỉnh TT- Huế cho biết, sau khi có thông tin liên quan đến những lùm xùm trong xét thăng hạng giáo viên trên địa bàn, Sở đã tiến hành họp Hội đồng xét thăng hạng và làm việc với hiệu trưởng các trường.
“Quan điểm của Sở là đưa ra giải pháp giải quyết công bằng, đảm bảo quyền lợi cho giáo viên”, ông Hùng cho biết.
Theo GĐ Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế, có 2 nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa tỷ lệ giáo viên thăng hạng giữa các trường.
Thứ nhất là do 1 số giáo viên tự thấy không đủ tự tin, năng lực nên không đăng kí xét thăng hạng, một nguyên nhân nữa là do 1 số trường hiểu chưa sát, chưa đúng các văn bản chỉ định trong việc xét thăng hạng giáo viên.
“Sở không áp tỷ lệ thăng hạng giáo viên cho từng trường mà việc xét thăng hạng phải đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể. Dẫn đến những chênh lệch trong tỷ lệ thăng hạng giáo viên của các trường là do lãnh đạo một số trường triển khai chưa sát qui định của Sở”, GĐ Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế chia sẻ.
Liên quan đến sự việc, ông Phạm Văn Hùng cũng cho biết, trước mắt, lãnh đạo sở đưa ra các giải pháp để việc xét thăng hạng giáo viên trong đợt 2 năm 2018 đáp ứng được tính minh bạch, dân chủ, đúng qui trình.
Trong đó, Sở sẽ yêu cầu các trường rà soát lại các cán bộ giáo viên đã đăng kí, chưa đăng kí; Yêu cầu hiệu trưởng các trường phổ biến lại tất cả các văn bản, qui định liên quan để toàn bộ cán bộ, giáo viên nắm vững về những qui định trong việc xét thăng hạng.
“Tất cả phải công khai, minh bạch để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên”, ông Hùng nhấn mạnh.
Quang Thành
Các tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập vừa được quy định tại Thông tư số 20/2017/TT-BGDĐT ban hành ngày 18/8.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)