Anh Trần Thái (trú tại Bình Thạnh,ôirắnchúavằnvệnởSàiGòtile bong đa TP. HCM) chỉ vào hàng chục chiếc tủ rắn cảnh đầy màu sắc của mình chia sẻ, anh bắt đầu nuôi các loại động vật làm thú cưng từ năm 18 tuổi nhưng khoảng 4 năm trở lại đây mới bắt đầu nuôi các loại động vật nhập khẩu vì càng nuôi càng thấy thú vị.
Con rắn chúa trị giá 10 triệu đồng được anh Thái nuôi. |
“Tôi thường trêu đùa rằng, người giàu có hồ bơi riêng, có phòng gym riêng nhưng tôi có cả 1 sở thú riêng trị giá khoảng hơn 100 triệu đồng với 10 con rắn cảnh, 3 con chó, 1 con mèo, 1 con cú mini, 1 con rồng Úc, 1 con rùa châu Phi, 2 con ếch và 1 bầy gián Madagasca. Các loại thú cưng này rất hiền, không có độc nên chơi rất thích mà lại không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. Đi làm về, bật đèn lên ngắm chúng là mọi mệt mỏi tan biến”, anh Thái nói.
Loài rắn có màu sắc sặc sỡ có giá từ 1-2 triệu đồng/con được rất nhiều người nuôi làm cảnh trên thế giới. |
Theo anh Thái, rắn cảnh là loại dễ chăm nhất, nhàn nhất. “Hiện tại, nhà tôi có 3 loại rắn đó là: rắn ngô (corn snake), rắn chúa (king snake) và rắn sữa (milk snake). Loài rắn sữa có màu sắc sặc sỡ với các sọc ngang màu trắng hoặc kem, viền đen trên nền thân màu đỏ hoặc đỏ nâu nên chúng rất được ưa chuộng nuôi làm cảnh ở nhiều nơi trên thế giới”.
"Gia tài" hàng trăm triệu của anh Thái với rất nhiều loại rắn. |
Chỉ vào con rắn cảnh trị giá khoảng 10 triệu đồng, anh Thái cho hay đó là giống rắn vua Mexican King Black mang hình hài và màu sắc của một chiến binh được nhập khẩu từ Mỹ, không độc và không làm hại đến con người khiến ai cũng có thể nuôi được.
"Rắn là loại vật nuôi chưa phổ biến ở nước ta vì nhận thức của chúng ta về rắn (loại nào độc, loại nào không) vẫn chưa rõ ràng. Rắn bị xem là mồi nhậu nhiều hơn là một con vật kiểng. Thế nhưng, ở châu Âu và các nước khác, rắn đã là một con vật nuôi quen thuộc", anh Thái nhận định.
Chuồng nuôi rắn cảnh chỉ đơn giản là bể kính, có máng nước và 1 cái hang nhỏ. |
Để đầu tư nuôi thú cưng, anh Thái phải đầu tư hàng chục triệu đồng để làm chuồng trại và tìm hiểu thật kỹ cách nuôi để chúng không bị nhiễm bệnh. “Nuôi rắn tuyệt đối không được bật máy lạnh vì chúng hay ngâm nước, nếu bị lạnh thì chúng rất dễ viêm phổi. Rắn là loại ít vận động nên tiêu hóa chậm, từ 10-15 ngày mới cho ăn 1 lần, nếu ăn no quá, chúng không tiêu hóa kịp cũng dễ bị bệnh tiêu hóa”, anh Thái cho hay.
Rắn là loài ít vận động nên tiêu hóa chậm, mỗi tháng chỉ cần cho chúng ăn 2-3 lần. |
Việc nuôi, chăm sóc các loài bò sát này cũng khá đơn giản, người chơi chỉ cần trang bị một hộp có lắp đậy hoặc thiết kế một chiếc hang, bên trong có khay nước. Tuy nhiên, đây là loài vật ưa sạch sẽ nên chuồng trại, nơi ở thường xuyên phải vệ sinh, lau chùi cẩn thận. Mỗi tháng chúng chỉ ăn 2 lần, mỗi lần 1 con chuột bạch khoảng 10-15.000 đồng. Ngoài vẻ đẹp chúng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sống nhân tạo ở nhiều nơi có khí hậu khác nhau.
Khu vực dành riêng cho việc nuôi thú cưng của anh Thái với hàng chục chiếc tủ nuôi rắn trang trí đẹp mắt, sạch sẽ như “sở thú” thu nhỏ. |
“Những người nuôi bò sát đều rất yêu thương động vật. Trước đây còn nhỏ, xem các chương trình truyền hình có các con vật lạ lạ tôi thích lắm, sau này đi làm có tiền rồi thì mới tìm mua về nuôi. Mỗi người có một đam mê riêng, người khác mê xe cộ, mê nhậu nhẹt thì tôi mê các loại động vật như thế này. Ai cũng sợ rắn nhưng khi nuôi mới thấy chúng rất hiền và thú vị, lại không có độc nên chơi rất thích”, anh Thái phân tích.
Ngoài rắn cảnh, anh Thái còn nuôi thêm rồng Úc, cú, ếch, mèo chân ngắn và gián Madagasca có giá trị cả trăm triệu đồng. |
Theo tìm hiểu của PV, có rất nhiều loại rắn cảnh cả nhỏ và lớn được nuôi làm thú cưng với khoảng 2900 loài rắn cảnh được tìm thấy trên khắp thế giới. Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ tại Việt Nam đã chọn rắn để nuôi làm thú cảnh, thú cưng vì chúng khá ngoan ngoãn. Đặc biệt dễ chăm sóc, sạch sẽ, hầu như không có mùi và khá yên tĩnh.
Theo bác sỹ Nguyễn Thu Hà (Bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn Hà Nội), rắn là loài ăn thịt sống, thường mắc các bệnh về kí sinh trùng như giun, sán, ve, các bệnh nấm da, nấm miệng rất dễ lây. Vì thế, khi nuôi rắn làm cảnh, rắn có thể gây bệnh sang người tiếp xúc với rắn hàng ngày. Kế đến, thức ăn của rắn là chuột, gà, chim - những động vật trung gian gây bệnh dịch hạch, cúm gia cầm... rất nguy hiểm với con người.
(Theo Dân Việt)