Phóng viên Reuters ghi nhận cảnh người dân địa phương đang sạc các thiết bị điện tử của họ tại nơi có máy phát điện công cộng cũng như trao đổi thực phẩm và quần áo tại các chợ cóc mới xuất hiện trên đường phố Mariupol. Trong khi,ộcsốngởthànhphốMariupolmiềsoi kèo trực tuyến bóng đá tại một trạm xe buýt vắng người, một màn hình khổng lồ do chính quyền cho lắp đặt đang phát sóng các chương trình của truyền hình nhà nước Nga.
Một phụ nữ đeo kính râm, đội mũ tránh nắng có tên Lyuba cho biết cô đang sạc điện thoại. Lyuba quyết định không rời khỏi thành phố, mặc dù căn hộ của cô đã bị phá hủy khi thành phố hứng chịu nhiều đợt pháo kích dữ dội, kéo dài nhiều tuần của quân Nga.
"Không có điện, không có nước, mọi thứ tất nhiên thực sự khó khăn", Lyuba nói.
Theo một người đàn ông tự nhận là Nikolai, anh cũng đến đây để sạc điện thoại vì không có điện ở ga tàu, nơi anh đang chọn làm nơi trú tạm. Cả hai người đều không tiết lộ tên họ đầy đủ của mình.
Một số cư dân khác đang chọn lựa các sản phẩm thiết yếu trong những chiếc hộp có trang trí chữ "Z", biểu tượng ủng hộ cuộc chiến của Nga ở nước láng giềng.
Số khác đã dựng các quầy hàng của riêng họ để bán hoặc trao đổi các sản phẩm, bao gồm cả rau quả và giày dép. Một phụ nữ giấu tên chia sẻ, chẳng có mấy hàng hóa còn sót lại sau khi nạn cướp bóc hoành hành ở Mariupol.
Nga đã giành toàn quyền kiểm soát Mariupol vào đầu tháng 5, khi hơn 2.400 binh sĩ Ukraine cố thủ tại các nhà máy thép Azovstal, pháo đài cuối cùng của các lực lượng Kiev tại thành phố cảng bị vây hãm, rốt cuộc đầu hàng.
Giới quan sát nhận định, việc Moscow chiếm được Mariupol đã đảm bảo cho họ toàn quyền kiểm soát vùng duyên hải bên bờ Biển Azov và tạo ra một cầu nối trên bộ giữa phần lục địa của Nga với Crưm, bán đảo đã sáp nhập vào nước này năm 2014.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mô tả Mariupol "đã bị phá hủy hoàn toàn". Tuy nhiên, phía Nga cam kết sẽ tái thiết thành phố. Cả hai bên đều cáo buộc nhau tấn công các khu dân cư, khiến nhiều tòa nhà cao tầng ở địa phương bị cháy hoặc hư hại đến mức hiện hầu như không thể ở được.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu dân thường vẫn còn trụ lại ở Mariupol, thành phố từng là nơi cư ngụ của khoảng 400.000 dân với nhiều khu công nghiệp và cảng biển sầm uất.
Tuấn Anh