Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Reuters. |
Phiến quân Syria đã lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad vào Chủ Nhật vừa qua,ảimãnguyênnhânchínhquyềkq uefa champions league sau một cuộc tấn công chớp nhoáng chỉ kéo dài hai tuần. Dư luận thế giới sửng sốt chứng kiến các thành phố lớn ở Syria lần lượt tuột khỏi tay chế độ, cho đến khi lực lượng nổi dậy chiếm được thủ đô Damascus mà gần như không vấp phải sự kháng sự.
Lịch sử 50 năm lãnh đạo đất nước Syria của gia đình Assad đã sụp đổ với tốc độ đáng kinh ngạc, sau khi quân nổi dậy tràn ra khỏi vùng đất họ chiếm giữ ở phía Bắc đất nước, chiếm Aleppo và một loạt các thành phố khác chỉ trong vài ngày, trước khi tập trung về thủ đô Damascus.
Phiến quân đã tiến vào thủ đô mà hầu như không có sự kháng cự nào vào Chủ Nhật, khi quân đội Syria tan rã và Tổng thống Bashar al-Assad, người ngồi ghế lãnh đạo Syria trong 24 năm, đã chạy trốn khỏi đất nước.
Sự ra đi đột ngột của ông đánh dấu một diễn biến đáng kinh ngạc trong cuộc xung đột tàn khốc kéo dài 14 năm của Syria, bắt đầu bằng việc trấn áp các cuộc biểu tình chống chính phủ vào năm 2011 - thời kỳ đỉnh cao của phong trào Mùa xuân Arab.
Tốc độ chiến thắng của phiến quân đã khiến người ta chú ý tới vai trò của thủ lĩnh Hồi giáo Abu Mohammed al-Jolani trong việc củng cố và nâng cao sức mạnh cho một cuộc nổi dậy dường như đã bị dồn vào chân tường, chỉ còn điểm kháng cự duy nhất tại thành trì cuối cùng của của họ ở phía Tây Bắc Syria. Nó cũng phơi bày sự yếu kém của chế độ Assad và mức độ phụ thuộc của chế độ vào sự hỗ trợ từ các lực lượng bên ngoài như Iran và Nga.
Quân đội bị khoét rỗng
Quân đội của Assad về cơ bản đã biến thành một cái vỏ rỗng sau 14 năm chiến tranh khiến hơn nửa triệu người thiệt mạng, đồng thời tàn phá nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của đất nước.
Trong những năm đầu của cuộc chiến, các chuyên gia cho biết do binh lính thương vong nhiều, cộng với hiện tượng đào tẩu và trốn nghĩa vụ quân sự, quân đội Syria đã mất khoảng một nửa trong số 300.000 quân trong lực lượng. Tình trạng tham nhũng và vấn đề mất tinh thần chiến đấu là hai yếu tố khiến quân đội bị bất ngờ khi phiến quân dậy đột nhiên vượt ra khỏi thành trì của họ ở tỉnh Idlib và tổ chức tấn công vào ngày 27/11. Đây là lý do phiến quân gặp rất ít sự kháng cự.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh, một cơ quan giám sát chiến tranh, cho biết binh lính chính phủ liên tục sơ tán khỏi các vị trí trên khắp đất nước khi quân nổi dậy tiến lên, chiếm giữ hết thành phố này đến thành phố khác.
"Kể từ năm 2011, quân đội Syria đã phải đối mặt với tình trạng hao hụt về nhân lực, trang thiết bị và tinh thần", David Rigoulet-Roze, một chuyên gia về Syria tại Viện Các vấn đề quốc tế và chiến lược của Pháp cho biết. Ông nói với AFP rằng những người lính được trả lương thấp đã không có tinh thần chiến đấu và nhiều thanh niên tìm cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Thứ Tư tuần trước, ông Assad đã ra lệnh tăng 50% lương của các quân nhân chuyên nghiệp, trong nỗ lực cuối nhằm củng cố quân đội đang suy yếu của mình. Nhưng với nền kinh tế Syria đang tan nát, việc tăng lương cho lính gần như vô giá trị và không có nhiều tác động.
Các đồng minh suy yếu và mất tập trung
Trong nhiều năm, Assad đã phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ về quân sự, chính trị và ngoại giao từ các đồng minh chủ chốt là Nga và Iran. Nếu không có họ, chế độ của ông gần như chắc chắn đã sụp đổ sớm hơn nhiều trong cuộc chiến.
Với sự giúp đỡ của họ, chế độ đã giành lại được lãnh thổ đã mất sau khi cuộc xung đột nổ ra vào năm 2011. Sự can thiệp của Nga vào năm 2015, bằng sức mạnh không quân tuyệt đối, đã thay đổi cục diện cuộc chiến theo hướng có lợi cho Assad.
Tuy nhiên, cuộc tấn công của phiến quân vào tháng trước diễn ra khi Nga vẫn đang bận bịu giải quyết cuộc chiến ở Ukraine. Các cuộc không kích lần này của họ đã không thể ngăn chặn được phiến quân càn quét khắp đất nước Syria.
“Người Nga muốn giúp đỡ chế độ Syria nhiều hơn – nhưng nguồn lực quân sự của họ ở Syria đã giảm đi rất nhiều do cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine,” chuyên gia Trung Đông Wassim Nasr của trang tin FRANCE 24 nhận định.
Iran, đồng minh quan trọng khác của Assad, từ lâu đã cung cấp cố vấn quân sự cho lực lượng vũ trang Syria và hỗ trợ các nhóm vũ trang ủng hộ chính phủ trên thực địa. Nhưng Iran và các nhóm đồng minh đã phải chịu những thất bại to lớn trong cuộc chiến với Israel trong năm nay. Điều này đã tạo ra cơ hội cho phiến quân Syria tấn công một chính quyền Assad đang bị cô lập.
“Phiến quân Syria tấn công vào lúc này vì Iran và các đồng minh của họ quá yếu để tiếp tục củng cố chế độ Syria,” Nasr nói thêm.
Hezbollah không còn hoạt động
Hezbollah, một lực lượng được Iran hậu thuẫn, đã công khai ủng hộ Damascus kể từ năm 2013, thông qua việc gửi hàng nghìn chiến binh qua biên giới để củng cố quân đội Syria. Nhưng phiến quân đã phát động cuộc tấn công ngay khi lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah có hiệu lực, sau hơn một năm giao tranh ở Liban.
Hezbollah đã chuyển nhiều chiến binh của mình, từ Syria đến miền nam Liban, để đối đầu với Israel. Điều này làm suy yếu sự hiện diện của họ ở quốc gia láng giềng. Cuộc giao tranh cũng làm suy yếu ban lãnh đạo của Hezbollah, với thủ lĩnh lâu năm của nhóm là Hassan Nasrallah và một loạt các chỉ huy cấp cao đã thiệt mạng do hoạt động quân sự của Israel.
Vào Chủ Nhật, khi quân nổi dậy Syria tràn vào Damascus mà không gặp phải sự kháng cự nào, một nguồn tin thân cận với Hezbollah cho biết nhóm đang rút các lực lượng còn lại khỏi vùng ngoại ô thủ đô và khu vực Homs gần biên giới.
Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu mô tả sự sụp đổ của chế độ Syria là "hậu quả trực tiếp của những đòn tấn công mà chúng ta đã giáng vào Iran và Hezbollah, những người ủng hộ chính của Assad".
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng tuyên bố rằng Mỹ và các đồng minh đã làm suy yếu những bên ủng hộ Syria. Ông nói rằng "lần đầu tiên" các đồng minh của Assad không còn có thể bảo vệ được quyền lực của ông nữa, tuyên bố cách tiếp cận của người Mỹ đã "thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông".
Vấn đề Trung Đông
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật".Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...