Cuộc cách mạng AI có thể đưa tầng lớp người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói và đổi mới các định chế yếu kém,ảnlýtríthôngminhnhântạtỷ số granada nhưng nó cũng có thể là công cụ bảo vệ sự bất công và gia tăng bất bình đẳng. Kết quả sẽ phụ thuộc vào công tác quản lý những thay đổi sắp tới của chúng ta.
Tiếc là, trong quá trình quản lý các cuộc cách mạng công nghệ, con người lại có một lịch sử thành tích khá nghèo nàn. Hãy xét trường hợp của Internet, thứ có tác động to lớn lên các xã hội trên toàn thế giới, thay đổi cách thức chúng ta giao tiếp, làm việc và giải trí.
Và nó cũng đang làm xáo trộn một số lĩnh vực kinh tế, buộc nhiều mô hình kinh doanh tồn tại bấy lâu phải thay đổi, đồng thời tạo ra một số ngành hoàn toàn mới.
Tuy nhiên, Internet chưa mang lại dạng thức chuyển đổi toàn diện như nhiều người mong đợi. Chắc chắn rằng nó không thể xử lý những vấn đề lớn, chẳng hạn như xóa nghèo hay đưa chúng ta lên sao Hỏa.
Nhà đồng sáng lập hãng PayPal Peter Thiel từng nhận định: “Chúng ta muốn ô tô bay, nhưng thay vào đó chúng ta có 140 ký tự.” (Ám chỉ các dòng trạng thái ngắn của Twitter – NBT).
Thực ra, bằng cách nào đó, Internet đang làm trầm trọng thêm các vấn đề của chúng ta. Trong khi nó tạo ra cơ hội cho dân thường, thì số cơ hội dành cho tầng lớp giàu có và quyền lực nhất còn lớn hơn rất nhiều.
Một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn (LSE) cho thấy, Internet đang gia tăng sự bất bình đẳng, với việc những người thu nhập cao và có giáo dục tốt hưởng lợi nhiều nhất từ internet, và các công ty đa quốc gia cũng có thể tăng trưởng mạnh mẽ đồng thời trốn tránh được trách nhiệm giải trình của mình.
(Ảnh minh họa).
Song, cuộc cách mạng AI có thể mang lại thứ thay đổi mà chúng ta đang cần. AI đang tái định hình cuộc sống của chúng ta bằng cách tập trung nâng cao các chức năng nhận thức cho máy móc để chúng có thể tự “học”. Ô tô tự lái (chưa phải loại ô tô bay), trợ lý cá nhân ảo và ngay cả vũ khí tự hành cũng đã được áp dụng AI.
Vậy nhưng điều này mới chỉ khai thác được bề nổi tiềm năng của AI, những tiềm năng có thể mang lại nhiều chuyển biến về mặt chính trị, kinh tế, xã hội mà chúng ta chưa thể hiểu hết. AI sẽ không trở thành một ngành công nghiệp mới mà nó sẽ xâm nhập và biến đổi vĩnh viễn các ngành công nghiệp đang tồn tại hiện nay. AI sẽ không thay đổi cuộc sống con người, nó chỉ thay đổi các giới hạn và ý nghĩa của cuộc sống con người mà thôi.
Bằng cách nào và khi nào sự biến đổi này diễn ra – và làm sao để kiểm soát những ảnh hưởng rộng rãi của nó – đang là những câu hỏi khiến nhiều học giả và nhà hoạch định chính sách không khỏi suy nghĩ.
Nhiều mong đợi về một kỷ nguyên AI, từ ảo mộng về một thiên đường, nơi mà mọi vấn đề của con người đều được giải quyết, cho tới sự sợ hãi về ngày tận thế, nơi mà sự sáng tạo của con người lại trở thành mối đe dọa sống còn của chúng ta.