Trung tâm Giám sát,ừaThiênHuếkeonhacai5. điều hành thông minh của Thừa Thiên Huế vừa đoạt giải “Dự án Thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á” tại Telecom Asia Awards 2019. Đây là dự án do Viettel Solutions thiết kế và phát triển.
Dự án 4.0 khó và phức tạp được hoàn thành trong 90 ngày
Dự án Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh ở tỉnh Thừa Thiên Huế là dự án có mức độ phức tạp cao trong cả khâu thiết kế và triển khai, và khi thực hiện dự án này có 3 vấn đề quan trọng.
Thứ nhất, Huế có diện tích rộng lớn, bao gồm cả khu vực thành thị và nông thôn. Do đó, trình độ phát triển giữa các khu vực khác nhau cũng không đồng đều. Mặc dù một số khu vực đã có cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển các tiện ích của Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh, khả năng truy cập vẫn bị hạn chế ở một số khu vực.
Thứ hai, Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa lịch sử của Việt Nam. Tuy nhiên các di sản chưa được bảo tồn đúng mức do thiếu sự giám sát. Vì thế, phát triển thành phố thông minh vừa giúp người dân địa phương được sống trong một môi trường thoải mái và bền vững hơn, vừa mang trải nghiệm du lịch văn hóa tốt hơn đến cho khách du lịch.
Thứ ba, đối tác thực hiện dự án là Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) còn hỗ trợ chính quyền tỉnh trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản cho các khu vực tiếp cận còn hạn chế. Sự hỗ trợ này cho phép địa phương triển khai cơ sở hạ tầng thành phố thông minh ở cả khu vực thành thị và nông thôn.
Trung tâm điều hành thông minh được áp dụng tại 7/9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 2 thị xã, 6 huyện; đạt 77,8%) và 100% tổ chức chuyên môn thuộc cơ quan trung ương tỉnh. Camera cảm biến được lắp đặt ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trong và ngoài các di tích lịch sử để phục vụ mục đích giám sát. Giao thông, trật tự công cộng và an ninh được kiểm soát chặt chẽ.
So với các nhà cung cấp giải pháp nước ngoài, Viettel có sự hiểu biết thấu đáo về thị trường trong nước. Mỗi tỉnh thành phố ở Việt Nam đều có nét đặc trưng riêng về con người, ngôn ngữ, văn hóa; vì vậy, khi thiết kế, các kỹ sư của Viettel điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của từng cơ quan cấp tỉnh.
Và như chia sẻ của ông Phan Ngọc Thọ- Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế: “Mô hình của Viettel áp dụng cho Thừa Thiên Huế là mô hình đáp ứng được yêu cầu của một tỉnh địa phương có quy mô kinh tế không lớn, có đặc thù về lịch sử di sản văn hóa”.
Và cũng nhờ giải pháp tốt cũng như sự điều hành xuất sắc của UBND tỉnh, Viettel đã hoàn thành dự án Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh chỉ trong 90 ngày. Vượt qua dự ánh thành phố thông minh của SK Telecom, Alibaba Cloud và Bharti Infratel Limited, chiến thắng của sản phẩm do Viettel thiết kế tại hạng mục “Dự án Thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á” ở Telecom Asia Awards 2019 là một lời khẳng định: Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành một trong những quốc gia đi đầu về chuyển đổi số.
Khi công nghệ tiến lên phía trước, không ai bị bỏ lại phía sau
Hiện nay, Trung tâm Giám sát điều hành thông minh ở Thừa Thiên Huế đã đi vào hoạt động. Bằng cách xử lý vấn đề giám sát, phối hợp và kiểm soát, Trung tâm tăng cường khả năng quản lý, giảm chi phí bảo trì và loại bỏ thủ tục rườm rà. Việc cung cấp thông tin kịp thời về nhiều khía cạnh của đời sống sẽ giúp chính quyền đưa ra quyết định chính sách nhanh chóng và chính xác hơn.
Camera cảm biến nhận diện khuôn mặt và nhận dạng đám đông để đảm bảo an ninh đô thị và điều tiết giao thông, đồng thời hỗ trợ nhận diện tội phạm. Trật tự đô thị cũng được đảm bảo bằng cách phát hiện lấn chiếm vỉa hè và đỗ xe trái phép; giao thông được điều tiết bằng cách đếm và chụp biển số xe vi phạm giao thông.
Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh còn hỗ trợ quản lý báo chí và truyền thông. 98,25% tin tức liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế đã được xác minh tự động, để chính quyền có thể đưa ra quyết định kịp thời. Trung tâm cũng tích hợp dữ liệu quản lý môi trường của Khu công nghiệp Phú Bài để đơn giản hóa việc quản lý môi trường.
Ông Phan Ngọc Thọ- Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, mô hình này được xây dựng trên nguyên tắc lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Theo đó, ứng dụng Hue-S phát triển mối liên kết chặt chẽ giữa chính quyền với người dân, cho phép truy cập các dịch vụ và thông tin không khẩn cấp của thành phố nhanh hơn và dễ dàng hơn. Đồng thời, ứng dụng cũng cải thiện hiệu quả của các dịch vụ chính phủ. Ngoài ra, việc chính quyền tỉnh đa dạng hóa kênh truyền thông cũng là một cách để tương tác với người dân tốt hơn.
Các tính năng của sản phẩm được điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu của Thừa Thiên Huế. Dự án cũng cung cấp một hệ sinh thái bảo vệ người dân bằng cách xây dựng một trung tâm giám sát 24/7 an toàn mạng nhằm phát hiện các vấn đề bảo mật thông tin để giải quyết các vấn đề này ngay lập tức.
Công nghệ mà Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh Thừa Thiên Huế áp dụng có khả năng tiếp cận 100% dân số và “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Lệ Thanh
相关文章:
相关推荐: