Không còn giới hạn tuyến trên,ừthángbệnhviệntuyếndướikhámchữabệnhtừkq u 23 châu á tuyến dưới
Ngày 17/7, GS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Y tế chủ trì hội nghị rà soát triển khai đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020 - 2025.
Đề án này vừa được Bộ Y tế phê duyệt cuối tháng 6 vừa qua.
GS Long nhấn mạnh, khám chữa bệnh từ xa chắc chắn sẽ không thể thay thế khám, chữa bệnh truyền truyền thống, nhưng đây sẽ là công cụ hỗ trợ hữu ích cho hệ thống y tế, giúp xoá nhoà giới hạn giữa các tuyến. Khi đó, y tế tuyến trên không còn quá tải, tuyến dưới được nâng cao trình độ, người dân được hưởng lợi, tiết kiệm chi phí đi lại.
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, khám chữa bệnh từ xa sẽ xoá nhoà giới hạn giữa các tuyến. Ảnh: L.Hảo
Trước đây, do chưa được triển khai đồng bộ, khám bệnh từ xa ở nước ta chủ yếu theo phương thức 1-1, tức 1 bệnh viện hỗ trợ 1 bệnh viện.
Nay với đề án mới, khám bệnh từ xa có thể mở rộng 1-N, tức 1 bệnh viện tuyến hỗ trợ cùng lúc nhiều bệnh viện tuyến dưới, tất cả cùng tham gia hội chẩn, theo dõi các ca bệnh để học tập, nâng cao chuyên môn. Từ tuyến dưới, người dân có thể được gặp, trò chuyện từ xa trực tiếp với bác sĩ ở tuyến trên.
Bên cạnh đó, đề án sẽ triển khai bác sĩ hỗ trợ trực tiếp theo mô hình 1-4-4-2, tức 1 bác sĩ tuyến trên hỗ trợ cho 4 bác sĩ tuyến tỉnh, 4 bác sĩ tuyến huyện và 2 bác sĩ tuyến xã.
“Việc thực hiện đề án chính là tạo ra mạng lưới y tế không còn giới hạn giữa các tuyến. Tất cả đều được hỗ trợ chuyên môn như nhau”, GS Long nói rõ.
Quyền Bộ trưởng Y tế cho biết, 24 bệnh viện tuyến trên, trong đó có 18 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, 6 bệnh viện của Hà Nội và TP.HCM sẽ tham gia khám chữa bệnh từ xa. Trong đó, mỗi bác sĩ giỏi tại các bệnh viện nói trên phải dành ít nhất 1 tiếng/ngày để hỗ trợ các y, bác sĩ tuyến dưới.
Khi thực hiện rộng khắp, hoạt động này sẽ trở thành một dịch vụ y tế, một hoạt động thường quy tại các bệnh viện.
Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc là cần phối hợp với BHYT để xây dựng phương thức chi trả phù hợp, đưa dần chi phí vào giá dịch vụ để đảm bảo bền vững.
Khám từ xa cũng được BHYT thanh toán
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám, chữa bệnh cho biết, khám bệnh từ xa cùng hồ sơ sức khoẻ điện tử chính là chiến lược quan trọng của ngành y tế, đặc biệt trong giai đoạn tất cả các bộ ngành đều tham gia vào chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Với khám bệnh từ xa, trong 2 năm tới sẽ ưu tiên các chuyên khoa nhiều bệnh nhân như tim mạch, ngoại, sản, nhi, truyền nhiễm, ung bướu, huyết học…
Một cuộc hội chẩn từ xa tại BV Đại học Y Hà Nội
Hiện tại, sau 2 tháng triển khi thí điểm tại BV Đại học Y Hà Nội, đề án đã thu được nhiều kết quả khả quan: Đảm bảo giãn cách xã hội trong phòng chống dịch; giảm chi phí và thời gian cho người bệnh; giảm quá tải, tạo cân bằng người bệnh giữa tuyến trên- tuyến dưới; tăng cường năng lực chuyên môn tuyến dưới và kết nối mạng lưới các bệnh viện.
Từ hội chẩn từ xa cho 2 bệnh viện ban đầu là BV đa khoa Mường Khương (Lào Cai) và bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, đến nay mạng lưới hội chẩn từ xa của BV Đại học Y Hà Nội đã lên tới 34 cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện trên tổng số 89 cơ sở y tế đề xuất tham gia được kết nối cùng hội chẩn, trong đó có bệnh viện nước bạn Lào, Campuchia.
Từ 1 cuộc/tuần, tần suất hội chẩn từ xa tại BV Đại học Y Hà Nội đã tăng lên 2 buổi/tuần với tổng số 144 ca bệnh.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội nhìn nhận, hiệu quả rõ nhất của hội chẩn từ xa là giảm tỉ lệ chuyển tuyến từ bệnh viện cơ sở đến bệnh viện trung ương, giảm tỉ lệ tái khám của người bệnh.
Để nhanh chóng triển khai đề án khám chữa bệnh từ xa, quyền Bộ trưởng Y tế yêu cầu 24 bệnh viện tuyến đầu khẩn trương kết nối với 1.000 cơ sở y tế tuyến dưới để bắt đầu khám chữa bệnh từ xa trên diện rộng từ đầu tháng 9 tới. Tất cả các bệnh viện sẽ chỉ sử dụng chung một nền tảng công nghệ duy nhất.
Quyền Bộ trưởng Y tế giao Cục Quản lý Khám chữa bệnh sớm ban hành hướng dẫn triển khai cụ thể để các đơn vị thực hiện và đảm trách vai trò điều phối trong quản lý công tác khám, chữa bệnh từ xa; Vụ Bảo hiểm y tế xây dựng hướng dẫn thanh toán dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa; Vụ Kế hoạch tài chính hướng dẫn sử dụng kinh phí để hoạt động…
Riêng với hồ sơ bệnh án điện tử, GS Long cho biết, Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội đang phổi hợp để quản lý, thống nhất hồ sơ sức khỏe điện tử. Trước mắt sẽ thực hiện hồ sơ sức khỏe điện tử đối với khám, chữa bệnh ngoại trú.
Thúy Hạnh
- Nam bệnh nhân Hà Tĩnh từ Nhật Bản về đã thực hiện cách ly tại bệnh viện 2 lần do nghi nhiễm Covid-19.