Trong sự kiện “Tương lai của 5G” do Qualcomm tổ chức tại San Diego (Mỹ) hồi tháng trước,ôngphảismartphonemàIoTsẽgiúpGpháttriểntạiViệlich bd anh khi trao đổi với các phóng viên Việt Nam, bà Trần Mỹ An, Giám đốc kỹ thuật cấp cao Qualcomm, cho rằng người dân Việt Nam sẽ không thay thế các điện thoại 3G, 4G lên 5G “trong một đêm” mà sẽ cần thời gian lâu hơn. Thay vào đó, 5G sẽ được ứng dụng đầu tiên ở mảng doanh nghiệp. “Cứ mỗi lần tôi về TP.HCM thì thấy một toà nhà mới mọc lên. Tôi cho rằng các toà nhà này sẽ tiên phong triển khai mạng 5G nội bộ để kết nối Internet thay cho hệ thống dây cáp quang hiện tại nhằm tiết kiệm chi phí. Ngoài ra họ cũng sẽ triển khai các công nghệ mới để đón đầu như Wi-Fi 6 chẳng hạn”, bà An nói.
Ông Sudeepto Roy, Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật Qualcomm, cũng đồng tình với quan điểm này, cho rằng 5G tại Việt Nam sẽ được triển khai đầu tiên ở các cơ sở hạ tầng, nhà máy, doanh nghiệp. “5G là công nghệ kết nối bắt buộc để hỗ trợ phát triển cho các ngành công nghiệp cho tương lai”, ông Sudeepto nói. “Việt Nam đang phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, nhiều toà nhà mới mọc lên, chính phủ đề ra các mục tiêu phát triển thành phố thông minh,... sẽ cần đến kết nối 5G như một công nghệ then chốt”. Để đầu tư 5G phải tốn chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và quy hoạch tần số. Tuy nhiên ông Sudeepto cho rằng Việt Nam đã có sẵn băng tần cho 5G, do đó đã đi trước một bước so với các nước khác phải quy hoạch băng tần. Ứng dụng của 5G trong nhà máy, thành phố thông minh, trí tuệ nhân tạo Cũng tại sự kiện “Tương lai của 5G”, ông Durga Malladi – Phó Chủ tịch cấp cao và Giám đốc 4G/5G của Qualcomm cho biết, bên cạnh việc giúp cho trải nghiệm trên điện thoại ngày càng thú vị hơn, thì 5G còn được định hướng vào những lĩnh vực giàu tiềm năng trong tương lai như: trí tuệ nhân tạo, nhà máy thông minh, giao thông thông minh, nâng cao trải nghiệm thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR)…
|