Một cửa hàng CellphoneS ở khu vực Gò Vấp đóng cửa im lìm. Bên trong,ảnlýcửahàngkiêmluônbánhànggiaohàngvàbảovệsoi kèo porto vs nơi vốn thường dành để tiếp khách nay được đặt một chiếc nệm cá nhân nhỏ. Phía sau cửa hàng được dùng làm kho chứa, nay có thêm chồng chén đĩa và mấy thùng mì gói.
Hữu, một thanh niên quê miền Tây, đang trú ngụ một mình ở đây. Hữu là cửa hàng trưởng, thường có 10-12 nhân viên phía dưới hỗ trợ. Kể từ khi Gò Vấp áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, cửa hàng này phải đóng cửa. Hầu hết nhân viên được cho nghỉ.
Mì gói, chén đĩa sinh hoạt của Hữu ở cửa hàng. |
Ngay sau đó, TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn địa bàn. Cửa hàng nơi Hữu làm việc tiếp tục không được mở cửa đón khách. Anh một mình ở cửa hàng, làm gần như mọi công việc.
Ban ngày Hữu nhận hàng hoá từ đối tác, thực hiện kiểm đếm, nhập kho. Anh cũng nhận đơn đặt hàng online từ khách, sau đó đưa hàng hoá cho các bên như DHL, Giao Hàng Nhanh để giao hàng. Anh còn phải hỗ trợ kỹ thuật online khi khách có yêu cầu. Ban đêm anh ngủ lại, làm nhiệm vụ trông coi cửa hàng.
Những nhân viên như Hữu phải ở lại cửa hàng 24/24 để đề phòng các quy định giãn cách có thể siết chặt hơn, không cho di chuyển từ nhà tới cửa hàng.
“Ở shop thì sinh hoạt khó khăn hơn, không được thoải mái như ở nhà trọ. Nhưng công việc thì em phải làm thôi”, Hữu chia sẻ với ICTnews.
Bất tiện lớn nhất khi ở cửa hàng là hạn chế về việc mua thức ăn. Gò Vấp là điểm nóng từ đầu dịch nên đi lại không thuận tiện. Đồ ăn ở khu vực gần cửa hàng của Hữu lại không đa dạng nên không có nhiều chọn lựa.
“Cũng may các anh chị ở công ty vẫn thường gửi các loại thực phẩm khô, đủ để qua bữa”, Hữu nói.
Đại diện CellphoneS cho biết hệ thống này đóng cửa toàn bộ 34 cửa hàng bán lẻ ở khu vực TP.HCM. Tất cả các cửa hàng đều có 1-2 nhân viên như Hữu bám trụ lại để canh hàng hoá và bán online. Riêng 15 cửa hàng sửa chữa Điện thoại Vui thuộc hệ thống phải đóng cửa hoàn toàn.
Không riêng CellphoneS, tất cả các cửa hàng điện thoại trên toàn TP.HCM đều phải tạm đóng cửa để phòng dịch. Rất nhiều đơn vị cho nhân viên ngủ lại trông coi hàng hoá.
Hầu hết nhân viên ở các chuỗi bán điện thoại đều được tiêm chủng phòng Covid-19 theo chính sách hỗ trợ của TP.HCM. Do đó, bản thân họ cũng an tâm phần nào khi giao tiếp với khách.
PV ICTnews gọi cho Tùng, quản lý một cửa hàng Di Động Việt, khi anh đang đi giao hàng.
“Mùa này khách ít. Khách nhận hàng xong rất nhanh chóng đi vào, gần như không nói được lời nào anh ạ”, Tùng chia sẻ vẻ hài hước khi đã về tới cửa hàng.
Kể từ đầu tháng 7, Tùng dọn hẳn về cửa hàng cách nhà 2-3 phút đi xe. Tại đây, anh cửa hàng trưởng phải làm tất cả các công việc tư vấn bán hàng, bảo vệ, hỗ trợ kỹ thuật và nhân viên giao nhận.
“Em phải tự đi giao đề phòng khách cần hỗ trợ. Thường em có thể thao tác cài đặt phần mềm đơn giản được”, Tùng nói.
Thi thoảng khi có đơn hàng, Tùng cầm tờ giấy thông hành, trang bị găng tay, kính chống giọt bắn, khẩu trang đầy đủ,... đi giao cho khách.
Mấy ngày trước TP.HCM lập các chốt kiểm dịch, Tùng đi qua chốt và được các anh ở chốt nhắn phải cẩn thận, giữ khoảng cách với người mua.
“Nhưng hôm nay thành phố gỡ chốt rồi, di chuyển dễ hơn nhiều anh ạ”, Tùng hồ hởi.
Ở cửa hàng, Tùng phải ăn mì gói. Thi thoảng anh tạt qua nhà để được hỗ trợ đồ ăn thức uống. “Đàn ông con trai nên sinh hoạt cũng đơn giản thôi anh. Khó khăn xíu không sao”, Tùng hăng hái.
Một cửa hàng khác của CellphoneS ở Bình Thạnh may mắn hơn, có hai nhân viên ở lại. Nhân, cửa hàng trưởng ở đây, cùng chia ca với một người khác để thay nhau bán hàng, hỗ trợ kỹ thuật, bảo vệ kho và giao hàng cho khách trong cùng quận.
Ở cửa hàng không được nấu ăn, Nhân và đồng nghiệp phải ăn mì gói, miến ăn liền. Thi thoảng thay nhau vào siêu thị mua đồ ăn, nhưng cũng phải là các món chế biến sẵn, nấu được bằng bếp từ.
Trong giai đoạn giãn cách, đi lại khó khăn, nhân viên kỹ thuật không có nhiều, việc hỗ trợ khách không dễ dàng. Mới đây nhất, điện thoại của một khách hàng là giáo viên không thể gọi video nên người này không dạy online được. Thông thường kỹ thuật của cửa hàng sẽ gọi hỗ trợ, hướng dẫn khách qua video, nhưng vì khách không có điện thoại sơ cua nên Nhân phải chạy tới nhà, đem máy về mày mò, hai nhân viên cùng sửa máy trả khách trong ngày.
Dù điều kiện không được thoải mái như ở nhà nhưng Nhân và người đồng nghiệp đã chuẩn bị trước nên mọi thứ hiện vẫn ổn.
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, TP.HCM thực hiện các quy định nghiêm khắc nhằm hạn chế lây lan. Các cửa hàng không thiết yếu như bán điện thoại di động phải đóng cửa. Thiệt hại ở các cửa hàng khá lớn, giảm 60-70% doanh thu tuỳ nơi.
Các nhân viên ở lại như Nhân, Tùng, Hữu phải làm thêm việc, tuy nhiên mức lương cũng không tăng lên mấy.
“Công ty cũng thiệt hại nhiều, em làm việc cũng hỗ trợ công ty trong lúc khó khăn này”, Nhân lạc quan nói.
Hải Đăng
Ngày đầu tiên TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16, một số tài xế công nghệ phải nghỉ chạy, trong khi một số khác nhận đơn tăng đột biến. Tuy nhiên, hầu hết đều thừa nhận đang gặp khó khăn.