Tại sự kiện WWDC năm nay,ĩkhácbiệtnhưngiOSvaymượntoàntậđội hình arsenal gặp fulham Apple gây thất vọng nặng nề với người dùng bởi sự vắng mặt của các thiết bị phần cứng. Không iPhone SE, không MacBook mới, chỉ có 4 hệ điều hành iOS, macOS, tvOS và watchOS, hệ sinh thái khiến người dùng gắn chặt cuộc đời mình với Apple một cách thực dụng. Trên phông nền đen tuyền truyền thống, Tim Cook bước ra sân khấu dưới ánh đèn sáng rực. Mọi sự chú ý đều dồn về ông. Sau mỗi ý quan trọng, ông dừng lại và theo thói quen mọi người vỗ tay, hò hét, vui mừng. Đúng như cách mà thiên tài Steve Jobs làm cách đây hơn 10 năm. Khác biệt duy nhất là thời điểm đó Apple "Think different". Steve Jobs từng nói: “Sự sáng tạo đơn thuần là việc biết kết hợp những thứ xung quanh. Bạn có thể thử hỏi những người giàu óc sáng tạo xem họ đã phát minh ra một thứ gì đó như thế nào để biết câu trả lời. Thường thì họ sẽ có đôi chút xấu hổ và cảm thấy tội lỗi vì biết thực ra bản thân chẳng làm gì cả mà chỉ đơn giản là tình cờ thấy một thứ gì đó thôi. Và không lâu sau khi tuyên bố ý tưởng sáng tạo của mình thì họ sẽ nhận ra sự thật hiển nhiên này". Dưới thời đại Tim Cook, Apple không còn "sự sáng tạo kết hợp" kia nữa mà trực tiếp "vay mượn" những thứ đã có sẵn, nâng tầm chúng lên và kiếm tiền. iOS "vay mượn" toàn tập Mở đầu sự kiện, ngoài những con số đạt được và giới thiệu định dạng USDZ từ Adobe, Apple đã giới thiệu nền tảng ARkit 2 với ứng dụng "mới" cài sẵn có tên Measure. Khẳng định đây không phải là sáng tạo, bởi từ lúc iPhone có camera kép, ứng dụng Measure AR đã tồn tại. Nhiều người tỏ ra "biết ơn" Apple vì đã tích hợp một ứng dụng "đáng ra phải có" trên hệ điều hành ngay từ ban đầu. Ngoài ra, Apple còn trình diễn tựa game LEGO Studio nhưng lại một lần nữa, không có gì mới. Qua trải nghiệm thực tế thì đây là một tựa game vụng về hơn cả Machine, một game khác ra mắt năm ngoái. Thế nhưng Apple lại khẳng định "nó sẽ giúp con bạn chơi LEGO mà bạn không phải dọn dẹp hậu quả". Tiếp đến, Apple nói về ứng dụng Photo với khả năng tìm kiếm hình ảnh theo nội dung bằng việc sử dụng A.I để phân tích bức ảnh. Qua trải nghiệm trên bản iOS 12 beta, tính năng này có chưa thực sự đáng để ca tụng. Bởi ai cũng biết Google Photo đã làm được việc này từ lâu với độ chính xác cao hơn. Ví dụ với từ khóa "mắt kính", iOS 12 không thể tìm kiếm những bức nhìn có chủ thể nhỏ như vậy. Nhưng Google Photo lại cho kết quả chính xác gồm cả kính cận và kính râm, các góc mặt. Bên cạnh đó tính năng For You cũng không hoàn thiện bằng Rediscover This Day của Google. Tính năng Screen Time giúp người dùng "cai nghiện" smartphone có thể là "sự copy đáng hổ thẹn" nhất mà Apple từng làm. Tại buổi ra mắt iOS 12, phóng viên công nghệ trang The Verge đã phải bình luận trong bài trực tiếp rằng "nó giống với những gì Google đã trang bị cho Android P". Những tính năng khác như Memoji, gọi Facetime nhóm, Voice memo, Siri Shortcut... đều là những khái niệm, tính năng quen thuộc mà người dùng công nghệ đã tùng sử dụng. Hoàn toàn không có gì mới. macOS đọng lại duy nhất Dark Mode Ở phần giới thiệu về macOS Mojave duy nhất tính năng Continuity Camera, Desktop Stack có vẻ còn mới lạ với người dùng và hữu ích. Còn lại các tính năng như Dark Mode, App Store, trình xem ảnh đều là những thứ "đáng ra phải có" ngay từ đầu chứ không phải được chào đón như một sự sáng tạo. Toàn bộ phần ra mắt macOS mới, thứ đọng lại duy nhất là tính năng Dark Mode và cũng là lý do khiến nhiều người nâng cấp macOS. Thế nhưng, nếu ai đã từng duyệt web trên hệ điều hành Symbian với ứng dụng UC Browser có lẽ từng một lần trải nghiệm sự dịu mắt mà Night Mode mang lại. Đó là năm 2011, đến năm 2017, cả Windows 10 và YouTube cũng trang bị tính năng này cho ứng dụng và nền tảng của họ. Người dùng đã kỳ vọng quá nhiều? Có lẽ người dùng đã kỳ vọng quá nhiều vào Apple, thương hiệu nổi tiếng với những buổi ra mắt đầy sáng tạo, tính năng mới, đơn giản nhưng hữu ích với người dùng. Phải chăng Apple đã thực sự không còn ý tưởng mới? Hay họ đã đạt tới độ bão hòa của sự phát triển và hệ sinh thái của họ đã quá tối ưu? Trong thời đại mà các thiết bị đã bắt đầu phát triển theo hướng sử dụng trí tuệ nhân tạo, máy học thì Apple dường như bắt đầu "đuối sức". Bởi Apple không có kho dữ liệu lớn phong phú như Google. Bằng chứng là việc Siri thời gian gần đây đã thua "sát ván" Google Assitant. Camera AI trên Huawei P20 Pro thể hiện sự vượt trội về phân tích hình ảnh trong khi iPhone X vẫn đang loay hoay xóa phông sao cho không lẹm vào viền. Thế nhưng phải công nhận tuy không có sáng tạo mới nhưng Apple đang làm cho những thứ có sẵn tốt, dễ dùng và trở nên phổ biến hơn trong ngành công nghiệp smartphone. Theo Zing |