(VietNamNet) - Thuế thuốc lá Việt Nam thấp nhất trong khu vực và mức tăng giá bán lẻ thấp hơn so với mức tăng thu nhập của người dân khiến việc tiếp cận và sử dụng thuốc lá trở nên dễ dàng hơn. Tăng thuế thuốc lá là cần thiết để giảm nhu cầu sử dụng và hạn chế tiếp cận,ếthuốcláVNđangthấpnhấtkhuvựkết quả fa anh dẫn tới giảm tỉ lệ hút thuốc, giảm gánh nặng bệnh tật do thuốc lá mang lại.
Thuế thuốc lá VN hơn nhiều so với khuyến nghị của WTO
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá bằng 65% giá xuất xưởng, nhưng trên thực tế thuế thuốc lá (đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng) khi tính ra tỷ lệ phần trăm giá bán lẻ chỉ chiếm khoảng 41.6%, thấp hơn nhiều so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới.
Với mức thuế 41.6% như hiện nay, Việt Nam là 1 trong 2 nước có mức thuế thuốc lá thấp nhất trong khu vực (chỉ cao hơn mức thuế của Campuchia).
Ảnh minh họa
Cụ thể: Mức thuế thuốc lá của Brunei là 81%; của Singapore là 71%; Thái Lan 70%; Malaysia 57%; Philippines 53%; Indonesia 51%; Myanmar 50%; Lào 43%, Việt Nam 41,6% và Campuchia 17%.
Với các nước phát triển, mức thuế thuốc lá cao hơn rất nhiều: Pháp 80%, Đức 73%, Úc 60%, … Giá thuốc thấp so với bình quân thu nhập đầu người
Theo thống kê của Tổng Cục thống kê và Báo cáo nghiên cứu sức mua và đánh giá tác động của tăng thuế đối với thuốc lá do Vụ Chính sách thuế của Bộ Tài chính tiến hành nghiên cứu, thì trong thời gian qua, mặc dù giá bán lẻ thuốc lá tăng nhưng thu nhập đầu người tăng nhanh hơn nhiều, làm cho sức mua thuốc lá của người Việt Nam tăng nhanh.
Nghiên cứu cho thấy năm 1998, nếu người dân muốn hút thuốc phải bỏ ra 21,6% thu nhập bình quân để mua được 100 bao thuốc loại cao cấp (555); 12,2% để mua 100 bao thuốc loại trung bình (Vinataba) thì đến năm 2011, họ chỉ phải bỏ ra 9,5% thu nhập là đã mua được 100 bao thuốc loại cao cấp; 5,4% thu nhập để mua 100 bao loại trung bình.
Đà tăng của thu nhập bình quân đầu người ngày càng mạnh song giá tăng thuốc lá không theo kịp, khiến giá thuốc ngày càng rẻ đi do với thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam.
Sự cần thiết phải tăng thuế thuốc lá
Khi giá thuốc tăng không đáng kể so với mức tăng của thu nhập bình quân đầu người thì việc tiếp cận với thuốc lá trở nên dễ dàng hơn.
Giá thuốc lá thấp tạo cơ hội cho người có thu nhập thấp và thanh thiếu niên có nhiều khả năng mua thuốc lá, dẫn tới tỉ lệ hút thuốc lá ngày càng tăng cao ở nhóm người này.
Trong khi đó, đây là lực lượng lao động trẻ chiếm tỉ lệ lớn trong nguồn lao động của cả nước. Việc hút thuốc sớm dẫn tới mắc bệnh sớm làm gia tăng gánh nặng bệnh tật và kinh tế cho bản thân người hút, gia đình và xã hội.
Vì thế, việc tăng thuế thuốc lá là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, mức tăng bao nhiêu là vấn đề đang được Quốc hội xem xét. Theo Tờ trình của Chính phủ, mức tăng thuế thuốc lá được đề nghị là tăng từ 65% lên 70% từ ngày 1/1/2016 đến hết ngày 31/1/2018, và tăng tiếp lên 75% từ 1/1/2019.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mức đề xuất tăng thuế này là quá thấp và không đủ để ảnh hưởng đến tiêu dùng thuốc lá do mức tăng chưa theo kịp đà tăng thu nhập bình quân đầu người. Các chuyên gia tính toán, muốn giá thực của thuốc lá không ngày càng rẻ đi thì thuế phải tăng trung bình 8-10%/năm. Nếu luật thuế TTĐB chỉ có thể điều chỉnh hai năm một lần thì ít nhất thuế TTĐB cũng cần tăng thêm 20% vào thời điểm năm 2015 và thêm 20% vào thời điểm 2018 như đề xuất của Bộ Y tế.
Tại buổi Hội nghị Các bên tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã đánh giá: “Với đề xuất hiện nay, thuế thuốc lá của Việt Nam sẽ vẫn nằm ở mức thuế thấp nhất thế giới. Điều này dẫn đến giá thuốc lá vẫn rẻ và gánh nặng kinh tế và bệnh tật do các bệnh liên quan đến thuốc lá sẽ ngày càng gia tăng” và đề nghị “ Việt Nam cần thông qua mức tăng thuế thuốc lá mạnh mẽ hơn, không chỉ là thực hiện nghĩ vụ với FCTC mà còn để bảo vệ sức khỏe của người dân Việt Nam”. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá cần ở mức 70% giá bán lẻ.