Xu hướng chia sẻ hạ tầng viễn thông ngày càng phổ biến trên thế giới. Theùngchunghạtầnggiúpnhàmạngcắtgiảmhàngtỷđồngchiphíbóng da wapo báo cáo Europe Fibercos and Towercos Market Report của Global Data, các công ty viễn thông trên thế giới đang ngày càng nhận ra những lợi ích của việc giảm sự sở hữu đối với các hạ tầng viễn thông thụ động như các cột anten hay đường truyền cáp quang Internet.
Thay vì tự bỏ tiền đầu tư hạ tầng viễn thông mới, các nhà mạng đang có xu hướng thuê lại hạ tầng từ những nhà cung cấp khác. Với những hạ tầng mà các doanh nghiệp đã sở hữu từ trước đó, họ sẽ tìm cách cho thuê để kiếm tiền từ nguồn tài sản này.
Nhờ giảm bớt đầu tư vào các tài sản cố định như cột anten, nhà trạm,... các nhà mạng đã tự tiết giảm được lượng chi phí hoạt động đáng kể. Với xã hội, việc các nhà mạng dùng chung cơ sở hạ tầng sẽ giúp giải quyết câu chuyện mỹ quan, đồng thời tiết kiệm nguồn lực chung.
Nhà mạng “bắt tay” dùng chung hạ tầng viễn thông thụ động
Tại Việt Nam, xu hướng dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông ngày càng thể hiện rõ rệt. Đặc biệt là sau khi Bộ TT&TT ban hành Chỉ thị 52 về tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động năm 2019.
Kể từ đó đến nay, nhiều doanh nghiệp viễn thông lớn đã có những ký kết, hợp tác nhằm chia sẻ và sử dụng chung các cơ sở hạ tầng viễn thông. Xu hướng này được dự báo sẽ còn gia tăng khi mạng 5G được triển khai rộng khắp.
Chia sẻ với VietNamNet, đại diện MobiFone cho biết, sau khi Chỉ thị 52 ban hành, đơn vị đã triển khai rà soát để đánh giá khả năng dùng chung của các cơ sở hạ tầng hiện hữu. Đến nay, MobiFone hiện sử dụng chung gần 4.000 trạm BTS của các doanh nghiệp viễn thông và 13.400 trạm của doanh nghiệp xã hội hóa. Đối với các cột, cống bể cáp, MobiFone sử dụng chung 40 tuyến cống bể cáp của các doanh nghiệp viễn thông.
“Hoạt động dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông được chúng tôi thực hiện trên cả 63 tỉnh, thành phố. Các địa phương có số lượng cơ sở hạ tầng dùng chung lớn nhất của MobiFone là Hà Nội, TP.HCM và Đồng Nai”, đại diện MobiFone nói.
Với Viettel, nhà mạng này hiện chia sẻ, sử dụng chung khoảng 1.000 vị trí nhà trạm, cột và 25.000 km cáp quang truyền dẫn. Hoạt động chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông được Viettel thực hiện mạnh nhất ở TP.HCM, Bình Định, Kon Tum, Hải Dương, Hà Giang…
Số liệu từ VNPT cho biết, đơn vị này hiện đang cùng các doanh nghiệp khác khai thác, dùng chung khoảng 33.000 km cáp và 5.000 cơ sở hạ tầng dùng cho di động. Hạ tầng cáp, cống bể, mạng ngoại vi tại các tỉnh, thành phố cũng đã được chia sẻ, tận dụng tối đa năng lực hiện có của các doanh nghiệp.
Theo thỏa thuận giữa các nhà mạng, đối với các trạm cũ, sau khi nhận được yêu cầu dùng chung, doanh nghiệp sở hữu hạ tầng phải đảm bảo các điều kiện an toàn về nhà trạm, về vận hành khai thác và hiệu quả kinh doanh trước khi lắp đặt.
Đối với trạm mới, các đơn vị sẽ phối hợp xác định vị trí triển khai cụ thể và thực hiện khảo sát, thống nhất vị trí xây dựng, đảm bảo phù hợp quy hoạch mạng lưới và tiến độ của mỗi doanh nghiệp.
Tiết kiệm lớn nhờ dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông
Khi được hỏi về hiệu quả sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, đại diện VNPT cho hay, trước hết, việc này sẽ giúp giải quyết những vấn đề khó khăn trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Đó là sự phản đối của cư dân và những ảnh hưởng tới kiến trúc đô thị.
Về tổng thể, hoạt động này giúp giảm nguồn lực đầu tư của xã hội. Thay vì trước đây phải xây 3 trạm BTS, nhờ dùng chung, chỉ còn 1 trạm BTS mới được xây. Việc dùng chung hạ tầng viễn thông thụ động sẽ giúp dịch chuyển chi phí CAPEX (đầu tư hạ tầng ban đầu) sang chi phí OPEX (thuê hàng tháng), từ đó doanh nghiệp có thể cân đối để tăng hiệu quả chung.
Thống kê, đánh giá của GSMA cho thấy, việc dùng chung hạ tầng viễn thông thụ động sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng 16-35% chi phí CAPEX/OPEX. Bên cạnh đó, hoạt động này còn giảm thiểu những chi phí, thời gian không định lượng được như đàm phán thuê đất xây dựng, đàm phán với người dân trong khu vực xây dựng…
“Việc dùng chung cơ sở hạ tầng còn giúp các nhà mạng nâng cao khả năng dự phòng, giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khi có sự cố, thiên tai xảy ra. Đặc biệt là đối với tuyến cáp trục liên tỉnh, quốc tế, roaming dịch vụ di động giữa các nhà mạng”, VNPT cho biết.
Có cùng chung quan điểm, đại diện Viettel cho rằng, việc chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp là xu thế, mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả cho tổng thể xã hội, cho nhà mạng và các đơn vị xã hội hóa.
“Việc dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông giúp tối ưu chi phí OPEX, tiết kiệm CAPEX, tránh ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, an toàn của người dân. Hoạt động này cũng giúp giảm bớt khó khăn trong công tác phát triển, xây dựng hạ tầng của chính doanh nghiệp. Trong thời gian tới, việc chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông sẽ có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam”, đại diện Viettel khẳng định.
Chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc qua thực tế triển khai, theo đại diện MobiFone, rào cản khiến việc dùng chung cơ sở hạ tầng chưa được như kỳ vọng là bởi các doanh nghiệp có quy hoạch mạng lưới khác nhau, phân vùng thị trường kinh doanh trọng điểm khác nhau.
Các tỉnh thành phố hiện thiếu quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động theo hướng cùng dùng chung. Cơ sở hạ tầng hiện hữu đang tồn tại 4 loại công nghệ từ 2G đến 5G, do đó khả năng đáp ứng về hạ tầng dùng chung thấp. Theo MobiFone, đây là những vấn đề cần sớm có biện pháp xử lý để việc dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp được thuận lợi hơn trong thời gian tới.
Năm 2025, 90% hộ dân tại TP.HCM sẽ có băng thông rộng để kết nối InternetBên cạnh việc các hộ dân sẽ có băng thông rộng, TP.HCM cũng đặt mục tiêu người dân sẽ có điện thoại thông minh để kết nối Internet.