发布时间:2025-01-25 16:13:48 来源:Betway 作者:Cúp C1
Sau gần 1 năm gặp lại,ảngNamđẩymạnhtiêuthụsảnphẩmtrênkhônggiansốsoi kèo arsenal anh Phan Đình Tuấn (45 tuổi, phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) vui mừng kể, thông qua công nghệ, mặt hàng bánh dừa nướng của anh đã quay trở lại thị trường Hàn Quốc:
“Nhờ đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm thông qua các trang web, các sàn thương mại, sản phẩm bánh dừa nướng của chúng tôi ngày càng đi xa. Sản lượng ngày một lớn và tiếp cận được nhiều người dùng trên khắp đất nước và thế giới”.
Anh Tuấn khoe, trong vòng 1 năm qua, đã có 6-7 tấn hàng được xuất bán đến Hàn Quốc. Phía người mua sang trực tiếp kiểm định chất lượng nơi sản xuất một lần, sau đó chỉ làm trực tuyến… Dự kiến năm 2024, sản phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng từ 30-40% so với năm 2023.
Nhìn thấy hiệu quả, anh Tuấn tiếp tục đẩy mạnh đưa sản phẩm lên các sàn Lazada, Shopee, Tiki.
Anh Tuấn chỉ là một trong số rất nhiều các doanh nghiệp khác ở Quảng Nam đang được hưởng lợi từ kinh tế số.
Tính đến tháng 8/2023, Quảng Nam có 24.368 giao dịch trên sàn thương mại điện tử; 5896 sản phẩm trên sàn thương mại điện tử; 188.662 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số.
“Việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm từ bó hẹp trong địa bàn, trong huyện, trong tỉnh ra ngoại tỉnh, toàn quốc”, Phó Giám đốc Sở TT&TT Quảng Nam Phạm Thị Ngọc Quyên nói.
Cụ thể, như tiêu Tiên Phước của công ty Sơn Tiến; Tinh dầu quế (nông dược xanh Tiên Phước); Viên tinh bột nghệ FuKiA; Dầu mè nguyên chất (Thanh Toàn)... Các chủ thể đã chủ động đưa sản phẩm mình lên trang các trang thương mại điện tử như: voso.vn, postmar.vn. Tiki... và các trang mạng xã hội Zalo, Facebook...
Đẩy mạnh thương mại điện tử
Theo bà Phạm Thị Ngọc Quyên chia sẻ, kinh tế số là một trong những yếu tố được tỉnh Quảng Nam đặc biệt chú trọng thúc đẩy trong thời gian qua.
“Hiện 100% các cơ sở khám, chữa bệnh áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai thanh toán không dùng tiền mặt cho tiểu thương tại các chợ trên địa bàn tỉnh; cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán tiện ích nâng cao trải nghiệm của khách hàng, đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng như: thanh toán chạm bằng thẻ chip, thanh toán bằng mã QR, Mobile Money...”, bà Quyên nói.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong thúc đẩy kinh doanh: website, sàn thương mại điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán trực tuyến, hợp đồng điện tử, nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử, sử dụng phần mềm kế toán, quản lý nội bộ…; đưa sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương lên sàn thương mại điện tử (phối hợp Bưu điện: sàn Postmart.vn, bưu chính Viettel: sàn Voso.vn).
Nhờ đó, kinh tế số cũng đã tiếp cận tới các hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Toàn tỉnh hiện có 175 sản phẩm OCOP và 123 sản phẩm vùng miền được đưa lên sàn thương mại điện tử. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch điện tử tăng mạnh trong năm, 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử và tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử tăng cao đạt 98,2%.
Đây là một bước tiến rất dài.
Những thành tựu thu được là minh chứng cho thấy sự cố gắng từ các cấp chính quyền cho đến từng doanh nghiệp, người dân. Tuy nhiên, để chuyển đổi số đạt được mục tiêu như kỳ vọng, Quảng Nam vẫn còn rất nhiều việc cần phải tiếp tục làm. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số, sử dụng hợp đồng điện tử còn hạn chế; số lượng doanh nghiệp tham gia chương trình SMEdx, giao dịch trên sàn thương mại điện tử Vỏ sò và Postmart chưa thực cao; nhiều hoạt động về kinh tế số chưa được xác định, đo lường.
Bởi vậy, tỉnh Quảng Nam xác định tiếp tục hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử nhằm thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế số, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
Nguyễn Lê và nhóm PV, BTV相关文章
随便看看