TheáthuhuhồihađấtcủaTậpđoànxâydựngmiềtỷ số bóng đá nhà nghề mỹo quyết định, lý do thu hồi là Tập đoàn xây dựng miền Trung không còn nhu cầu sử dụng đất theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 65 Luật Đất đai năm 2013.
Được biết, 3,23ha đất này được UBND tỉnh Thanh Hóa cho Tập đoàn xây dựng miền Trung thuê để thực hiện dự án khai thác đất làm vật liệu đắp đê mỏ đất số 30B phục vụ dự án tu bổ, nâng cấp đê tả, hữu sông Cầu Chày, huyện Thọ Xuân.
Tập đoàn xây dựng Miền Trung được biết đến là doanh nghiệp lớn có tiếng tại Thanh Hoá |
Vào tháng 7/2020, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định về việc cho Tập đoàn xây dựng miền Trung thuê đất đợt 1 để thực hiện dự án khai thác đất trên.
Đến tháng 3/2021, UBND tỉnh có quyết định cho phép trả lại giấy phép khai thác và đóng cửa mở khoáng sản tại mỏ đất đắp đê số 30B xã Thuận Minh của Tập đoàn xây dựng miền Trung. Đây là một trong những dự án quy hoạch các mỏ đất làm vật liệu đắp đê tỉnh Thanh Hóa, được phê duyệt vào cuối năm 2014.
Tại quyết định thu hồi, UBND tỉnh Thanh Hoá cũng nêu rõ: Trường hợp Tập đoàn xây dựng miền Trung không nhận quyết định hoặc vắng mặt thì phải lập biên bản, quản lý chặt chẽ quỹ đất đã thu hồi.
Tập đoàn Xây dựng Miền Trung có trụ sở tại số 479 Trần Hưng Đạo, phường Nam Ngạn, TP. Thanh Hóa, đăng ký kinh doanh ngày 4/8/2014 (Số đăng ký kinh doanh 2800177761) với vốn điều lệ đăng ký 2.089 tỷ đồng.
Tập đoàn xây dựng Miền Trung được biết đến là doanh nghiệp lớn có tiếng tại Thanh Hoá. Ở lĩnh vực xây dựng, doanh nghiệp này từng triển khai hàng loạt hạng mục công trình tại các Dự án như đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa; đường giao thông từ bản Na Tao xã Pù Nhi đi bản Chai xã Mường Chanh; gói thầu xây lắp 09 thi công nền, mặt dự án nâng cấp QL15 đoạn qua tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa; dự án đường giao thông từ QL47 đến đường Hồ Chí Minh; Dự án nâng cấp mở rộng QL1A; dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 217; đường tránh qua thị trấn Cẩm Thủy (Cẩm Thủy)…
Trong lĩnh vực bất động sản doanh nghiệp là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn tại Thanh Hóa. Doanh nghiệp cũng liên tục được lựa chọn là nhà đầu tư theo hình thức chỉ định tại không ít dự án “khủng” ở tỉnh này. Như dự án Khu đô thị mới dọc Đại lộ Nam sông Mã tại phường Đông Hải, TP Thanh Hóa có vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng (cùng liên danh với Công ty Xây dựng lắp máy Trung Nam – Công ty Cổ phần Phát triển Hòa Bình); Dự án Khu dân cư phía Tây Nam đường CSEDP thuộc Khu dân cư Tây Nam đường Nguyễn Phục, phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa có tổng vốn đầu tư dự án hơn 452 tỷ đồng (liên danh với Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Xuân Hưng, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Phúc Thành)…
Đến dự án BT, Tập đoàn xây dựng Miền Trung (cùng liên danh với Công ty cổ phần Xây dựng phát triển Hòa Bình) cũng là nhà đầu tư được chỉ định thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Thái Miếu Nhà Hậu Lê tại phường Đông vệ, thành phố Thanh Hóa, theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT). Liên danh nhà đầu tư được chỉ định thầu sẽ được thanh toán bằng quỹ đất có quy mô hơn 67 ha tại khu đô thị mới thuộc Khu đô thị Nam TP. Thanh Hóa...
Là doanh nghiệp tư nhân có tiếng ở Thanh Hoá, song hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn xây dựng Miền Trung không thực sự khả quan. Dù có doanh thu lên tới hàng nghìn tỷ đồng, song lợi nhuận sau thuế của công ty này chỉ ở mức vài trăm triệu đồng cho đến gần 1 tỷ đồng trong suốt giai đoạn 2016 – 2020.
Thuận Phong
- Công ty CP Tập đoàn Xây dựng miền Trung (Tập đoàn Miền Trung) là chủ đầu tư của nhiều dự án tại Thanh Hóa và liên tục được lựa chọn là nhà đầu tư theo hình thức chỉ định tại không ít dự án “khủng” ở tỉnh này.