Xem video:
Nội dung chính trong cuộc tranh luận là về một điểm ngữ pháp tiếng Anh. Đoạn video dài gần 5 phút cho thấy mỗi bên đều cố gắng đưa ra lý lẽ để bảo vệ quan điểm cá nhân của mình. Tông giọng của các nhân vật trong video đều lớn hơn mức trao đổi bình thường ở một lớp học.
Bản thân cũng là giảng viên đại học ngành Ngôn ngữ Anh,ônxaovideosinhviêncãigiảngviêngaygắtngaytrênlớphọtài xỉu bóng đá tôi cho rằng việc tranh luận giữa giảng viên và sinh viên là chuyện rất thường tình. Đôi lúc tôi còn khuyến khích sinh viên đưa ra ý kiến trái chiều với mình, thể hiện được tư duy phản biện của người học.
Trở lại với chuyện tranh cãi trong đoạn video, khoan hãy bàn đến việc giảng viên hay sinh viên đúng, điều khiến chúng ta phải suy nghĩ là cách xử lý của giáo viên khi có một tình huống sư phạm xảy ra.
Tình huống sư phạm là một hoàn cảnh cụ thể diễn ra trong quá trình dạy và học. Thông qua việc xử lý tình huống bất ngờ đó, người giáo viên thể hiện được trình độ, kinh nghiệm và cả kỹ năng của mình. Để trở thành giáo viên, ngoài chuyên môn chính được đào tạo, người học cần có thêm chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Nếu là sinh viên chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh, người học còn được trang bị thêm kỹ năng quản lý lớp học, giao tiếp với người học thông qua các môn học chuyên ngành. Như vậy, mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên ngoại ngữ tiếng Anh, đều có chuyên môn và kiến thức về nghiệp vụ sư phạm.
Mâu thuẫn xảy ra giữa người dạy và người học là điều không hiếm, đặc biệt là trong thời đại hiện nay khi quan điểm dạy học có sự chuyển hướng từ giáo viên là trung tâm (teacher-centered approach) sang dạy học lấy người học làm trung tâm (student-centered approach). Người học, có thể là sinh viên, học sinh hay học viên ở một trung tâm, lớp học nào đó.
Tất cả đều được khuyến khích đưa ra quan điểm, thắc mắc và bảo vệ quan điểm của mình một cách tích cực. Sự việc xảy ra trong đoạn video khiến tôi suy nghĩ về cả 2 phía: giảng viên và sinh viên.
Đối với sinh viên, đưa ra chính kiến và phản biện là một việc phải làm, thể hiện được quan điểm cũng như phản ánh được mức độ tiếp thu kiến thức của người học. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn lại phương thức thể hiện quan điểm của mình.
Sự việc trong video là một tình huống ví dụ, nếu không đồng ý với cấu trúc ngữ pháp giảng viên sử dụng, sinh viên có thể nhờ giảng viên giảng lại hoặc trích dẫn nguồn tham khảo thông tin đáng tin cậy. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể ở lại sau giờ học, nhẹ nhàng trao đổi cùng giảng viên để tìm ra câu trả lời đúng.
Việc đó sẽ không làm tốn thời gian trên lớp của các sinh viên khác và đâu đó cũng giữ được thể diện cho giảng viên trong tình huống thầy cô đưa ra thông tin chưa thật chuẩn xác.
Cũng cần nói thêm, giáo viên, mà cụ thể là giảng viên ở bậc đại học là những người khơi gợi, giúp sinh viên tự tìm hiểu và khám phá kiến thức hơn là những người “rót kiến thức” cho sinh viên.
Tôi còn nhớ trong một lớp học tiến sĩ, bạn đồng môn của tôi đã tranh luận gay gắt với giảng viên trên lớp, cố bảo vệ lý lẽ của mình. Giáo sư đứng lớp đã rất ôn tồn lắng nghe và có những quan điểm góp ý, tuy nhiên hết mực nhẹ nhàng và cầu thị, mặc dù tôi biết những tranh luận của bạn mình không dễ chấp nhận và cách thức trình bày có phần chủ quan, phiến diện. Điều đó cho thấy vai trò của người giáo viên rất quan trọng trong việc tiếp nhận ý kiến trái chiều từ người học và xử lý một tình huống sư phạm bất ngờ.
Đối với giáo viên, sự bình tĩnh là một cơn gió mát lành hoá giải mọi mâu thuẫn xảy ra trong môi trường giáo dục. Nếu tôi là giảng viên gặp phải thắc mắc từ sinh viên như cô giáo trong đoạn video, việc đầu tiên tôi sẽ làm là cảm ơn sinh viên đã tự tin nêu quan điểm của mình. Công nhận sự đóng góp của người học cũng là cách mà giáo viên thể hiện sự công bằng và tôn trọng của mình dành cho sinh viên dù rằng ý kiến của sinh viên có thể đúng hoặc sai. Sau đó, giảng viên có thể giảng lại kiến thức cho sinh viên nắm rõ hoặc cũng có thể hẹn giải thích cho sinh viên vào tiết học sau, sau khi đã kiểm tra lại thông tin.
Tôi nghĩ rằng mỗi giáo viên đều nên trang bị cho mình tình huống mình có thể sai hoặc nhầm lẫn thông tin bất cứ lúc nào. Và người học sẽ giúp chúng ta hoàn thiện hơn về chuyên môn cũng như kỹ năng giảng dạy, bởi lẽ dạy học là học lại lần 2 (to teach is to learn twice).
Cũng cần phải bàn thêm về thuật ngữ Hán Việt “sư phạm”, trong đó “sư’ là thầy, còn “phạm” là một khuôn mẫu, mực thước.
Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là hình mẫu để người học noi theo. Do đó, tông giọng khi trao đổi với sinh viên, ngôn ngữ cơ thể của giáo viên cũng cần được chú ý. Có thể thấy được trong video, cô giáo phần nào mất bình tĩnh và chưa kiểm soát được tông giọng của mình, dẫn đến mâu thuẫn khá gay gắt. Đôi lúc từ những bất đồng nhỏ về kiến thức có thể dẫn đến những hệ luỵ không mong muốn.
ThS. Giáo dục Lê Trường An
(Giảng viên Trường ĐH Mở TP.HCM, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Đại học Kỹ thuật Suranaree – Thái Lan)
(责任编辑:World Cup)