BetwayBetway

Tại sao “Planet of the Apes” lại là hình tượng mẫu mực của loạt phim bom tấn hiện đại_keobongdatv.net

Trong năm 2017,ạisaoPlanetoftheApeslạilàhìnhtượngmẫumựccủaloạtphimbomtấnhiệnđạkeobongdatv.net nhiều "bom tấn" từ các studio lớn lần lượt ngã ngựa. Power Rangers, King Arthur: Legend of the Sword hay Ghost in the Shell đều bị giới phê bình lẫn khán giả đại chúng quay lưng. Pirates of the Caribbean: Dead Men Tell No Tales, The Mummy hay Transformers thì phải cứu viện đến phòng vé nước ngoài mà nhất là thị trường Trung Quốc để khỏi rơi vào cảnh thua thiệt.

Như một truyền thống của Hollywood, các phần tiếp theo trong bộ ba một loạt phim thường có chất lượng giảm dần đều. Thế nhưng War for the Planet of the Apes mới được ra mắt gần đây đã tạo ra một hiện tượng hiếm hoi khi đóng lại một trilogy không thể xuất sắc hơn.

Bộ phim mới là sự tổng hòa giữa hành động và tình cảm, giữa cơ bắp và nhân tính mà ở đó, kết thúc của một giống loài là khởi đầu của giống loài khác.

Kể từ khi được trình làng năm 2011, Rise of the Planet of the Apes đã là một bất ngờ với khán giả trước khi người em mang tên Dawn of the Planet of the Apes (2014) tiếp tục đào sâu vào mối bất hòa giữa loài người và loài khỉ. Ở đó, tưởng chừng như một hiệp định hòa bình đã được lập nên nhưng rồi cuối cùng bị phá vỡ bởi định kiến cố hữu là tiền đề của "Chiến tranh" trong phần ba.

Loạt phim về "Hành tinh khỉ" và bài học từ phim truyền hình

Nếu có thứ gì rõ ràng nhất ta từng chứng kiến trong những năm gần đây, đó là ranh giới giữa màn ảnh nhỏ và màn ảnh rộng đang khép lại. Dù Game of Thrones chưa thể chạm tới đỉnh cao của các phim bom tấn tốt nhất, nhưng cũng đủ để cho nhiều phim khác phải xấu hổ (xin chào, Suicide Squad).

Điều mà loạt "Planet of the Apes" rút ra từ các series phim truyền hình thành công, đó là từng tập phim phải đủ tròn trịa để đứng độc lập mà đồng thời vẫn cần kết nối với chương trước và chương sau của câu chuyện lớn.

Chiếu vào đó, tập phim đầu Rise of the Planet of the Apes kết thúc bằng cảnh loại virus khiến loài người chạy trốn vào rừng. Tập thứ hai kết thúc bằng việc loài người thành lập lực lượng vũ trang nhằm chống lại loài khỉ.

Trong phần ba, đạo diễn Matt Reeves đã kết hợp phong cách cổ điển của phim điện ảnh Hollywood thập niên 40, 50 với kiến thức mà ông thu thập được về cách làm phim truyền hình thời kỳ hoàng kim. Có được hòn đá tảng, Reeves xây dựng nên tượng đài "Hành tinh khỉ" bằng các yếu tố hiện đại như kỹ xảo, tạo hình.

Có cảm tưởng War for the Planet of the Apes đã đem khán giả quay trở lại thời huy hoàng của bom tấn đến từ những George Lucas, Steven Spielberg hay Robert Zemeckis.

Hai tuyến đối đầu: Người - Khỉ

Một điều làm cho ba câu chuyện trở nên đặc sắc nằm ở sự phát triển của nhân vật chính duy nhất là con khỉ Caesar. Sự biến hóa trong mối quan hệ giữa hai tuyến người – khỉ diễn tiến hợp lý nhưng cũng đầy khó lường.

Nếu như phần đầu là một James Franco thân thiện người đem tới cho Caesar sự yêu thương bao bọc, thì phần hai là một Jason Clarke thận trọng. Cuối cùng là một Woody Harrelson kẻ muốn tiêu diệt Caesar và tàn sát loài khỉ.

Trong khi loài người liên tục biến đổi, thì hằng số chính là Caesar, nhân vật đã đi từ một con khỉ con thông minh ngây thơ để trở thành một người lãnh đạo và cuối cùng phải gánh trên vai sứ mệnh của quyền lực.

Tự tìm cho mình lý do để tồn tại

Một trong những điều khiến nhiều loạt phim không thể neo đậu trong tâm trí khán giả bởi chúng không tìm được lý do để tồn tại ngoài câu "xem để giải trí". Gạt qua một bên những "phim mất não" như thế, thì loạt Hành tinh khỉ vẫn giữ được sự quan tâm của chúng ta bởi câu hỏi về chính giống nòi.

Trải qua lịch sử tiến hóa, câu hỏi luôn được loài người đau đáu đó là chúng ta đến từ đâu, điều gì khiến ta ưu việt hơn những loài khác. Không chỉ dấy lại nỗi sợ nguyên thủy về sự không chắc chắn ấy, War for the Planet of the Apes ám ảnh bởi tương lai khả dĩ: loài người hoàn toàn (có thể) bị xóa sổ bởi giống loài thượng đẳng hơn.

Trong một hiện thực rối loạn như hiện nay, bộ ba phim tạo ra cơn ớn lạnh cho người xem về việc thật khó để đạt được hòa bình và tha thứ, bởi chỉ cần một mồi lửa cũng đủ thổi bùng lên chiến tranh. Thế nhưng cái kết khép lại "Planet of the Apes" cũng đủ tươi sáng để đem lại một thứ gì như hy vọng, một sự khởi đầu mới.

Đủ hiện thực để nhắc nhở khán giả rằng mình đang đứng trên bờ vực của một thứ gì đó khủng khiếp, nhưng cũng đủ tinh tế để chúng ta hiểu nhảy xuống hay lùi lại đều do ta tự quyết, War for the Planet of the Apes đặt dấu chấm hết cho một trilogy ấn tượng trở thành hình mẫu của một loạt phim điện ảnh hiện đại.

Theo GameK

赞(134)
未经允许不得转载:>Betway » Tại sao “Planet of the Apes” lại là hình tượng mẫu mực của loạt phim bom tấn hiện đại_keobongdatv.net