Quan điểm bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” thể hiện tầm nhìn chiến lược_kết quả tỷ số giải vô địch ý
Quang cảnh Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: TTXVN)
Quan điểm bảo vệ Tổ quốc “từ sớm,điểmbảovệTổquốctừsớmtừxathểhiệntầmnhìnchiếnlượkết quả tỷ số giải vô địch ý từ xa” của Đảng là sự kế thừa bài học, kế sách “giữ nước từ khi nước chưa nguy” trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Quan điểm này còn thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược, tính chủ động, sáng tạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
"Giữ nước từ khi nước chưa nguy"
Nhìn lại hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta luôn coi trọng việc bảo vệ Tổ quốc từ xa bằng rất nhiều biện pháp như tích cực hoạt động bang giao, hòa hiếu, hữu nghị với các nước láng giềng, tránh nạn binh đao; đồng thời, chăm lo xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, giữ vững vùng phên dậu quốc gia, thực hiện kế sách khoan thư sức dân...
Trong thời đại Hồ Chí Minh, kế sách bảo vệ Tổ quốc từ xa tiếp tục được kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới. Sinh thời, Bác Hồ khẳng định: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi" và căn dặn toàn dân, toàn quân Việt Nam: "Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước;" "Bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, Việt Nam cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước."
Kế thừa quan điểm, tư tưởng, bài học kinh nghiệm quý báu ấy, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục khẳng định chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới là bảo vệ Tổ quốc "từ sớm, từ xa," đồng thời triển khai toàn diện trên mọi lĩnh vực, phương diện của đất nước. Bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” đã trở thành tư tưởng chỉ đạo, hành động xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam.
Kế sách bảo vệ Tổ quốc từ xa đã được Quân đội Nhân dân Việt Nam vận dụng sáng tạo, linh hoạt. Nhiều năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã triển khai xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ở từng khu vực và trên phạm vi cả nước; thực hiện tốt chủ trương kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Cùng với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân được xây dựng vững chắc nhằm quản lý, tập hợp và huy động sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp quốc phòng; xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quần chúng góp phần xây dựng cơ sở chính trị địa phương, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng
Tư duy chiến lược về bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” của Đảng gồm nhiều nội dung, trong đó tập trung vào một số vấn đề cơ bản như chủ động nắm bắt, nghiên cứu, phân tích, dự báo chính xác tình hình thế giới, khu vực, trong nước; tăng cường tiềm lực, xây dựng lực lượng, thế trận quốc phòng vững mạnh; phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa;” đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Tư duy về phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc của Đảng được Đại hội XIII nhấn mạnh: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…”
Đây là nét đặc trưng trong truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, là quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhằm động viên, quy tụ, phát huy cao độ sức mạnh của các nhân tố chính trị-tinh thần, tư tưởng, văn hóa, quốc phòng, an ninh, kinh tế, đối ngoại; sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân và cả hệ thống chính trị, tạo sức mạnh tổng hợp to lớn để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Đó còn là sự kết hợp chặt chẽ sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Đại hội XIII của Đảng cũng nhấn mạnh: “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phát huy tối đa nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.”
Lần đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rất rõ đối ngoại gồm ba trụ cột: Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân. Đây là ba kênh đối ngoại Trung ương - lực lượng nòng cốt đấu tranh ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cả về vật chất, tinh thần trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước.
Đáng chú ý, cùng với đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, đối ngoại quốc phòng-an ninh tiếp tục khẳng định là kênh quan trọng đóng góp vào quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, góp phần trực tiếp xây dựng lòng tin chiến lược, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đại hội XIII của Đảng xác định nhiệm vụ của đối ngoại quốc phòng là, “đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác, đặc biệt là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác, tạo thế đan xen lợi ích và tăng độ tin cậy. Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh theo tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc.”
Các sỹ quan của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 và làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc báo công dâng Bác. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh không ngừng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực quốc phòng, quân sự, kinh tế, khoa học và công nghệ, đồng thời phát triển cả bề rộng và chiều sâu.
Việt Nam đã có quan hệ, hợp tác về quốc phòng, an ninh với các đối tác chủ chốt, phù hợp với các quan hệ song phương theo các khuôn khổ của đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác hợp tác toàn diện, tập trung vào những lĩnh vực phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ quốc phòng với hơn 80 quốc gia và tổ chức quốc tế; có 50 nước đặt tùy viên quân sự tại Việt Nam. Quân đội đã cử cán bộ, sỹ quan tham gia Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan và sắp tới tiếp tục cử thêm sỹ quan thực hiện nhiệm vụ này.
Bên cạnh hợp tác quốc phòng song phương, Việt Nam còn tham gia nhiều hoạt động đối ngoại quốc phòng đa phương của ASEAN và một số diễn đàn đa phương khác, trong đó có Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á, Diễn đàn Hương Sơn...
Bảo vệ Tổ quốc từ xa là kế sách lớn, là chiến lược giữ nước ngày nay. Quán triệt và thực hành tốt kế sách giữ nước trong thời bình là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Việt Nam./.
Theo TTXVN