Tôi vẫn nghĩ danh hiệu NSND không phải là một mục tiêu để phấn đấu trong cuộc đời nghệ sĩ,ôivẫnnghĩdanhhiệuNSNDkhôngphảilàmộtmụctiêuđểphấnđấkết quả bóng đá cúp liên đoàn bởi nếu coi đó là mục đích, thì người ta sẽ còn biết làm gì sau khi đã đạt được danh hiệu cao quý nhất.
Bà nội tôi - bà Cả Tam là một trong những nghệ sĩ đầu tiên của Chèo đươc nhận danh hiệu này, Cụ và Cụ Trùm Thịnh đã không sống được đến lúc nhận danh hiệu. Có lẽ sinh thời, bà tôi đã có dự cảm về cái nghiệp Chèo ở tôi, cái nghiệp mà các con cụ đã không đi theo, và tôi khi đó vẫn đang mơ mộng với những câu hát cải lương mùi mẫn. Bà chính là người đầu tiên dạy cô cháu gái 10 tuổi hát chèo, tôi học chỉ vì sợ bà chứ cũng chẳng thích đâu, còn bà dạy tôi để thử giọng thử hơi, có lẽ để xác nhận lại niềm tin cho lời trăng trối với ông Trần Bảng - bà muốn có một đứa cháu theo nghiệp của mình.
Nghệ sĩ Đoàn Thanh Bình trong ngày nhận danh hiệu NSND. |
Đã 35 năm kể từ khi bà được gọi là NSND Cả Tam, nhưng chính những tên Cả Tam, Trùm Thịnh, Năm Ngũ, Tư Liên, Hoa Tâm, Kép Tích, Lý Mầm, Minh Lý, Minh Phẩm... mới là cái gạn đục khơi trong cho mạch chèo chảy đến tận bây giờ. Các cụ đã sống và chết với nghề mà không cần bất cứ một danh hiệu nào, nhưng ý nghĩa và vinh quang đến độ chúng tôi dù có được danh hiệu gì đi chăng nữa cũng chỉ mon men bên chiếu của các cụ mà thôi.
Thời của các cụ, mỗi người đã là một kho của cải vô tận. Khi tôi về Nhà hát chèo Việt Nam, Nhà hát lúc đó đã có vở Súy Vân lừng lẫy, cùng những vở chèo nức tiếng mà khán giả bây giờ chỉ còn mường tượng lại qua những trang sách. Cũng với đó là những thế hệ cha chú và đàn anh, đàn chị mà tài năng của họ giờ đây chỉ có thể nghe kể lại, vai phản diện của bác Đẩu, kép nam của bác Vũ, vai chị Nhạn, Đào Huế của chị Kiều Oanh, vai Hoa Nẻng của chị Vân Huyền, giọng hát chị Thu Hàn...đã góp phần làm nên vinh quang của nhà hát mà hầu như không còn tư liệu để lại.
Cùng đó là bao nghệ sĩ của các đơn vị khác mà họ đã là những nghệ sĩ lừng lẫy trên sân khấu khi tôi mới bước chân vào nghề. Đó có thể coi là lớp nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật vô tư nhất khi chưa có những hội diễn, hội thi, chưa có huy chương này giải thưởng nọ. Giờ đây những hình bóng của họ chỉ được nhìn thấy phần nào đó trên sân khấu mà thôi.
Khởi nghiệp bằng Tuồng, thành danh ở Chèo, lúc luống tuổi lại thử thách với Ca trù. Với NSND Đoàn Thanh Bình, cuộc đời luôn là sự vận động, giống như những “chuyến đi” để trải nghiệm mong thỏa mãn nỗi đam mê và gắn bó với âm nhạc cổ truyền Việt Nam. |
Mỗi người đều sống với một thời của mình. Tôi có may mắn hơn nhiều đồng nghiệp là thời của tôi dường như được kéo dài hơn vì đã được ở trong môi trường sư phạm ngót 15 năm. Điều hạnh phúc nhất của quãng thời gian này có lẽ là kỷ niệm thật đẹp với những học trò mà giờ đây đã là trụ cột của các đoàn Chèo cả nước, và cả với những em mà vì cuộc sống đã không có cơ duyên theo nghề. Các học trò khi chưa quên tôi, thì cũng sẽ nhớ mãi cô Ngọc, cô Yến, cô Tuyết, thầy Quỳnh... những người nghệ sĩ mà khán giả không bao giờ thấy họ trên sân khấu, nhưng lại nhìn thấy họ thường xuyên lắm trong mỗi bước chân của học trò hôm nay.
Vậy là tôi đã may mắn hơn rất nhiều nghệ sĩ, và với cả người bạn đời của mình. Rất nhiều người khi gọi tôi là thầy, cũng đã gọi nhà tôi là thầy, có lẽ họ hiểu là những may mắn và vinh quang của Thanh Bình là một nửa của Vũ Ngọc, người mà chính tôi cũng coi là thầy trong nghề của mình. Nghiệp Chèo đã mang chúng tôi đến với nhau và đến gần với khán giả, như Tuần Ty và Đào Huế mà nhắc đến người này không thể không nhắc đến người kia.
Nhà tôi đã khẳng định mình bằng chính những vai truyền thống để đời trên chiếu chèo, đó là điều mà tôi nghĩ là quan trọng và vinh quang nhất trong cuộc đời của một diễn viên Chèo mà không danh hiệu nào có thể ghi nhận được.
NSND Thanh Bình bảo, người nghệ sĩ phải biết giữ giọng và luyện tiếng hát sâu, phát ra từ bụng thì mới truyền cảm được. |
Thời gian này tôi cùng các đồng nghiệp đã nhận được rất nhiều lời chúc của các học trò, các bạn và các khán giả yêu chèo, đó cũng là niềm vui không dễ có. Và với mỗi lời chúc của các bạn, kèm theo niềm vui dành cho tôi, hãy cho tôi được chuyển những lời chúc đó thành những lời nhắn nhủ đến thế hệ sau củ chiếu Chèo - hãy luôn suy nghĩ về nghề, hãy luôn hết mình vì nghề để chính nghề sẽ mang lại giá trị cho bản thân mình, như thầy Trần Bảng của tôi - người đã dắt tay tôi vào nghề, đến bây giờ vẫn chưa khi nào nguội lạnh một tình yêu với chèo.
Khi lên sân khấu nhận danh hiệu NSND, tôi đã mặc lại bộ trang phục Đào Huế như để tưởng nhớ đến bà nội, để nhắc nhớ đến nhà tôi và để tôn vinh nghệ thuật chèo của chúng ta, mà như thầy Bảng nói là vẻ đẹp mãi long lanh trên sân khấu của dân tộc.
Tình Lê (ghi)