Chị Dương Thị Thanh Thúy đang được điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu vì viêm cơ tim cấp. |
“Phải nói dối bệnh của vợ vì cha mẹ tôi quá thương con dâu”
Trước khi cha mẹ anh Chúc bị bệnh và yếu như hiện tại,ẹviêmcơtimcấpphảinằmviệnconthơnhungnhớkhócđếnlảngườkeo cac tran dau toi nay vợ chồng anh bồng bế 2 con nhỏ lên khu công nghiệp kiếm kế sinh nhai. Cuộc sống tuy chỉ đủ ăn nhưng tự do, thoải mái.
Cách đây 2 năm, bà Trần Thị Chính, mẹ anh Chúc phát bệnh lao phổi, cả nhà anh chuyển về ở với cha mẹ để tiện bề chăm sóc. Hằng ngày, anh Chúc đi làm mướn. Ở quê nghèo, công việc chủ yếu là phụ hồ, làm nông, ngày nào có việc thì anh kiếm được khoảng 150 nghìn đồng. Chị Thúy ở nhà, chăm lo cơm nước, nhà cửa, giặt giũ, tắm rửa cho mẹ chồng và hai đứa con nhỏ. Một năm trước, cha của anh Chúc bị tai biến mạch máu não. Sau khi hồi phục, ông cũng chỉ có thể tự chăm sóc bản thân, không phụ giúp được việc gia đình. Một mình chị Thúy lại thêm tất bật công việc, luôn tay luôn chân, ngày nào cũng tối muộn mới được nghỉ ngơi.
“Từ ngày về ở với cha mẹ, vợ tôi vất vả hơn. Không chỉ làm nhiều công việc nhà, cô ấy còn chăm sóc mẹ chồng hết sức tận tình, tôi lấy làm mừng lắm. Dù bà nằm một chỗ, mọi sinh hoạt, ăn uống vợ tôi đều phải mang tận nơi, nhưng chưa bao giờ than thở một câu”, anh Chúc cười buồn bã, nhìn về phía phòng Hồi sức cấp cứu.
Bởi vậy nên tình cảm gia đình anh rất tốt, lúc nào cũng hòa thuận, vui vẻ. Đến khi vợ bệnh nặng, anh Chúc không dám nói thật với cha mẹ. Mỗi ngày, anh đón nhận cả chục cuộc điện thoại hỏi thăm từ cha mẹ, lần nào cũng phải nén tiếng thở dài để nói dối: “Vợ con bị viêm amidan, sưng to quá nên đau. Vợ con đau lắm, không nói chuyện được”. Anh chia sẻ, nếu cha mẹ anh hay tin, sợ ông bà chịu không nổi. Giờ vợ bệnh, anh phải gửi nhờ hàng xóm để ý nhà giúp để lên chăm vợ, nếu cha mẹ anh có bề gì thì anh cũng không biết phải làm sao.
Anh Chúc thương vợ mỗi ngày vất vả, đến khi được nghỉ ngơi lại là lúc nằm trên giường bệnh. |
Vợ chồng anh sinh được 2 con, bé trai 7 tuổi, bé gái 5 tuổi. Từ nhỏ, chúng đã được chị Thúy chăm bẵm từng miếng ăn, giấc ngủ nên quấn quýt mẹ. Mỗi tối, hai đứa trẻ phải chờ mẹ cùng lên giường mới chịu đi ngủ. Mẹ bị bệnh, ông bà nội cũng ốm yếu, hai đứa trẻ được gửi về nhà ông ngoại. Nhớ mẹ, đêm nào chúng cũng nằm khóc da diết. Đến khi mệt lả mới chìm vào giấc ngủ. Nhiều lúc gọi điện cho ba đòi gặp mẹ, nghe nói mẹ bị bệnh, chúng nhao nhao đòi lên thăm. Anh Chúc lo lắng việc thăm nom có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của vợ nên không dám cho con lên, mà hơn nữa, anh cũng chẳng có tiền. Mọi chi tiêu cá nhân anh cũng chỉ dè dặt, dành dụm từng đồng để chữa bệnh cho vợ.
Vợ cần 10 triệu viện phí điều trị mỗi ngày, chồng chỉ còn 1,5 triệu đồng
Chị Thúy bị viêm cơ tim cấp, được đưa đi bệnh viện ở địa phương rồi lên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, sau đó mới chuyển gấp lên Bệnh viện Chợ Rẫy trong đêm 6/3. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ thông báo chị Thúy bị viêm cơ tim cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến tim rất nặng. Lập tức, chị Thúy được chuyển lên khoa hồi sức để tiến hành hồi sức, nâng huyết áp và đặt hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO), hỗ trợ cho tim, huyết áp và sự sống.
Bác sĩ Nguyễn Bá Duy cho biết, bệnh nhân Dương Thị Thanh Thúy chuyển vào khoa cấp cứu trong tình trạng nặng, huyết áp tụt thấp, tim có biểu hiện phân ly nhĩ thất, gần như suy đa cơ quan, toàn thân tím tái, khó thở. May mắn là bệnh nhân được chuyển viện kịp thời, nếu chỉ chậm hơn 1-2 tiếng thì có thể ảnh hưởng tính mạng.
Do nhập viện kịp thời nên khả năng bình phục của chị Thúy tốt. Tuy nhiên, điều khiến anh Chúc lo lắng nhất hiện nay là kiếm đâu ra số tiền gần một trăm triệu đồng để vợ được chữa trị tiếp. |
Tuy nhiên, chi phí điều trị và chạy máy ECMO khá cao, mỗi ngày khoảng 10 triệu đồng. Khi được yêu cầu đóng tạm ứng viện phí, lúc khắp các túi, anh Chúc chỉ còn vỏn vẹn 1,5 triệu đồng. Anh xin bác sĩ trước mắt cứu tính mạng vợ anh, tiền viện phí, anh sẽ kiếm bằng mọi giá.
“Dù lúc đó nói lớn là sẽ lo được, nhưng sau rồi tôi mới run. Tôi lập tức gọi điện về nhà nhờ họ hàng rao cầm cố 2 công đất ruộng, nhưng vị trí xấu quá nên đã mấy ngày mà vẫn chưa cầm được”, anh Chúc kể trong sự bất lực.
Trước đây làm lao động tự do, mỗi tháng anh chỉ kiếm được 3-4 triệu, phải chắt bóp mới đủ chi phí sinh hoạt của 6 người và tiền học hành của các con. Đến khi vừa xin vào làm tài xế cho một hộ kinh doanh được hai tháng, lương mỗi tháng là 5 triệu đồng thì vợ anh lại xảy ra chuyện. Anh chỉ còn cách cậy nhờ họ hàng vay giúp, vì bản thân phải ở viện chăm vợ.
Sắp tới, số tiền điều trị cho vợ anh lên tới gần trăm triệu, mà nguồn xoay sở, vay mượn đã hết, trong sự lo lắng, bất lực, anh Chúc không biết làm thế nào mới có thể cứu được vợ mình. Anh cũng chưa thể hình dung nổi, nếu gia đình anh thiếu vắng người vợ hiền ấy thì sẽ như thế nào, các con thơ nhớ mẹ biết phải làm sao?
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:(责任编辑:Cúp C2)