Tại sao nhiều ứng dụng muốn truy cập vào vị trí của bạn, và ứng dụng nào thực sự cần dữ liệu đó?_kết quả ngoại hạng anh đêm qua
Cách đây chưa lâu,ạisaonhiềuứngdụngmuốntruycậpvàovịtrícủabạnvàứngdụngnàothựcsựcầndữliệuđókết quả ngoại hạng anh đêm qua một bài báo gây sốc được xuất bản bởi tờ The New York Times đã miêu tả chi tiết những con số khổng lồ về dữ liệu vị trí mà các ứng dụng thu thập được từ bạn (vâng, nhiều hơn so với bạn nghĩ đấy), và cách chúng sử dụng dữ liệu đó để kiếm tiền từ các loại hình quảng cáo hướng đối tượng. Phương thức này không hề mới, nếu không muốn nói là cực kỳ phổ biến, nhưng bài báo nói trên đã đi sâu hơn vào những chi tiết mà chúng ta chưa từng được biết trước đây.
Trước khi bạn phát hoảng và nhảy vào phần cài đặt điện thoại để tắt chia sẻ dữ liệu vị trí với mọi ứng dụng đang cài, bạn nên biết ứng dụng nào cần dịch vụ vị trí được bật để hoạt động, và ứng dụng nào không. Quan trọng hơn, bạn nên biết tại sao một số ứng dụng lại cần dữ liệu đó. Dưới đây là những thông tin được trang tin How-To Geek cung cấp.
Tùy thuộc vào từng ứng dụng, có vô vàn những lý do tại sao chúng lại yêu cầu được biết dữ liệu vị trí của bạn. Một số ứng dụng cần dữ liệu vị trí của bạn để có thể hoạt động được, một số dùng dữ liệu đó để mang đến những tính năng tiện ích cho người dùng, và một số khác...chẳng hề cần đến dữ liệu vị trí.
Thay vì liệt kê từng ứng dụng một và cho bạn biết tại sao chúng lại cần dữ liệu vị trí của bạn, dưới đây là một số thể loại ứng dụng thường yêu cầu dữ liệu vị trí:
: với dữ liệu vị trí của bạn, các ứng dụng thời tiết có thể cung cấp cho bạn dự báo thời tiết của chính khu vực bạn đang đứng, đặc biệt là các ứng dụng thời tiết tập trung vào khu vực như Dark Sky chẳng hạn.
: các ứng dụng điều hướng yêu cầu dữ liệu vị trí của bạn để thực hiện chỉ đường, và hầu hết các ứng dụng du lịch sử dụng dữ liệu vị trí để giúp bạn tìm ra những địa điểm thú vị gần nơi bạn tới. Ngoài ra, các ứng dụng đi nhờ xe (như Uber và Grab) sử dụng dữ liệu vị trí và cho tài xế biết chính xác nơi nào hành khách đang đứng chờ.
: các ứng dụng chạy bộ và thể dục thể thao sử dụng dữ liệu vị trí để theo dõi quãng đường bạn chạy, bao gồm độ dài quãng đường và thời gian chạy trên quãng đường đó.
các ứng dụng mạng xã hội yêu cầu dữ liệu vị trí trong trường hợp bạn muốn "check-in" hoặc tag chính bạn vào một địa điểm nào đó.
: dữ liệu vị trí của bạn được sử dụng để định vị địa lý (geofencing), nhờ đó các thiết bị trong nhà có thể tự động tắt/mở khi bạn rời/về nhà.
: nhiều ứng dụng cửa hàng bán lẻ yêu cầu dữ liệu vị trí của bạn để làm những việc rất đơn giản, như tìm một địa điểm nào đó gần nhất với nơi bạn đang đứng dễ dàng hơn.
: khá thú vị là các ứng dụng máy ảnh cũng sử dụng dữ liệu vị trí của bạn, chủ yếu để chèn thông tin vị trí vào dữ liệu EXIF trong ảnh.
: rất ít trò chơi đòi hỏi dữ liệu vị trí của bạn, nhưng một số trò chơi như Pokemon Go không thể hoạt động nếu không có dữ liệu này.
: hầu hết các ứng dụng live stream TV sẽ cần dữ liệu vị trí của bạn để xác nhận các nội dung không được phát trong những khu vực nhất định và một số tính năng khác, đặc biệt là các ứng dụng stream thể thao.
Khi bạn đã biết tại sao các ứng dụng lại hỏi dữ liệu vị trí của mình, hãy sang phần tiếp theo: tìm hiểu ứng dụng nào cần dữ liệu vị trí, và ứng dụng nào không.
Sự thật là, rất ít ứng dụng cần dữ liệu vị trí của bạn. Nếu có, phần lớn thời gian chúng chỉ dùng dữ liệu này để mang lại một số tính năng tiện ích bổ sung, có cũng được, không có cũng không sao - đó là các tính năng giúp tự động thực hiện các bước mà bạn sẽ phải tự làm nếu không cung cấp dữ liệu vị trí.
Ví dụ, bạn có thể tự tay nhập mã khu vực vào nhiều ứng dụng khác nhau, mà thông thường chúng sẽ sử dụng GPS của điện thoại để tự động xác định khu vực đó (như các ứng dụng thời tiết và mua sắm). Đúng là tự làm sẽ hơi bất tiện một chút, nhưng có phải lúc nào bạn cũng phải cung cấp chính xác vị trí của mình đâu? Tất nhiên, sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn nếu để các ứng dụng tự tìm ra vị trí của chúng ta, và điều đó cũng ổn thôi, chẳng có gì đáng lo ngại cả.
Một số ứng dụng lại hoàn toàn vô dụng nếu bạn không kích hoạt dịch vụ vị trí, trong đó nổi bật nhất là các ứng dụng điều hướng. Không biết chính xác vị trí của bạn, Google Maps sẽ chẳng biết khi nào nên nói bạn rẽ trái vào một con đường cách nơi bạn đang đứng 90 mét cả.
Các ứng dụng chạy bộ và đạp xe là một vài ví dụ khác. Bạn về cơ bản không cần cung cấp dữ liệu vị trí cho chúng, nhưng nếu làm vậy, bạn sẽ chẳng thể theo dõi quãng đường chạy bộ của mình. Và nếu không làm được điều đó thì ứng dụng cũng chẳng mang lại ích lợi gì.
Với những ứng dụng mà bạn không thể tắt hoàn toàn dịch vụ vị trí như trên, bạn có thể thay đổi thiết lập để chỉ cho phép chúng thu thập dữ liệu vị trí khi bạn đang mở ứng dụng và ứng dụng đang chạy, qua đó hạn chế bớt lượng dữ liệu vị trí bị các ứng dụng này thu thập.
Không may là, dù dịch vụ vị trí đã được tắt đi đối với nhiều ứng dụng, vẫn có những cách khác để biết được vị trí của bạn.
Đầu tiên, chỉ cần kết nối Internet thôi cũng đủ để khiến bạn bị lộ vị trí gần chính xác (vị trí tương đối). Các dịch vụ có thể sử dụng địa chỉ IP để nắm được vị trí của bạn thông qua mã vùng (zip code). Dù không chính xác như GPS trên điện thoại, ít ra đó cũng là dữ liệu có giá trị.
Như đã nói ở trên, ngay cả khi bạn không bật dịch vụ vị trí trong ứng dụng thời tiết, bạn vẫn phải nhập mã vùng hoặc tên thành phố để có thể nhận được dự báo thời tiết. Do đó, dù các ứng dụng không biết được chính xác vị trí của bạn, chúng vẫn đoán được thành phố nơi bạn đang sống và những khu vực bạn có thể sẽ ghé thăm thường xuyên.
Và hẳn bạn đã biết rằng, nhiều ứng dụng và dịch vụ vẫn tiếp tục theo dõi bạn, dù bạn đã tắt mọi cài đặt theo dõi vị trí rồi chứ?