当前位置:首页 >Nhà cái uy tín >Như ngọn lửa không bao giờ tắt_bxh đan mạch 1

Như ngọn lửa không bao giờ tắt_bxh đan mạch 1

2025-01-11 22:23:27 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Betway

  Thành Hoàng Diệu năm xưa trong buổi gặp mặt nhân dịp Kỷ niệm 68 nămCách mạng Tháng Tám.

Chúng tôi gặp ông Lê Ðức Vân,ưngọnlửakhôngbaogiờtắbxh đan mạch 1 khiông đang tất bật chuẩn bị cho buổi gặp mặt truyền thống cựu nam, nữ thanh niêncứu quốc Thành Hoàng Diệu. Ông là một trong những đảng viên lớp đầu của Ðảng bộTP Hà Nội, người phụ trách phong trào cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa ở vùngngoại thành. Một ngày mưa bão, trong căn nhà nằm sâu trong phố Hồng Mai, quậnHai Bà Trưng (Hà Nội), ông kể về công việc làm Báo Hồn Nước - tiếng nói củanam, nữ thanh niên Thành Hoàng Diệu thời bấy giờ: "Cuối năm 1944, tờ HồnNước ra đời, đồng chí Lê Quang Ðạo, Bí thư Ban Cán sự đảng TP Hà Nội làm chủbút, các đồng chí Vũ Oanh, Hà Minh Tuân, Thôi Hữu phụ trách bài vở, biên tập.Tôi được giao khâu in ấn và phát hành. Ðể bảo đảm công tác bí mật, thoát khỏisự kiểm soát của địch, làm sáu số báo, chúng tôi phải di chuyển đến năm địađiểm khác nhau.

Hồi đó, kỹ thuật in còn thô sơ,chỉ có hộp đất sét ẩm, muốn in được phải viết mực tím đậm lên giấy, sau đó úplên mặt đất ẩm, vuốt nhẹ cho mực in thấm vào đất, rồi đặt tờ giấy trắng vuốtlần nữa cho chữ in lên giấy. Mỗi lần như thế chỉ được khoảng 10 tờ là phải làmlại từ đầu, rất vất vả nhưng anh em đều háo hức làm việc, đồng cam cộng khổkhông ai nản chí. Sau này, chúng tôi học cách in li-tô, thì số lượng tăng 200đến 300 tờ/số. Ngoài in báo, chúng tôi in thêm truyền đơn, áp-phích  khổ nhỏ để dán khắp nơi. Hồi đó, hình ảnh anhdu kích tay cầm súng oai vệ, phía dưới có dòng chữ Ðánh đuổi Nhật - Pháp đã thuhút sự chú ý của quần chúng nhân dân, tác động sâu sắc đến phong trào đấu tranhủng hộ cách mạng. Chỉ ra được sáu số nhưng Báo Hồn Nước đã thể hiện lòng yêunước mãnh liệt và nhiệt huyết  tuổi trẻ;đánh dấu sự sáng tạo, linh hoạt trong công tác đấu tranh cách mạng, từ tuyêntruyền miệng đến in ấn tài liệu, sách báo bí mật giúp thanh niên hiểu rõ nhữnghoạt động của lực lượng Việt Minh mà tin tưởng vào sự thắng lợi và tương laitươi sáng".

Những chiến sĩ Việt Minh ThànhHoàng Diệu năm nào, nay đều đã qua tuổi "xưa nay hiếm", mắt không còntinh, chân không còn chắc nhưng khí phách cách mạng vẫn luôn là động lực thôithúc họ cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước, cho nhân dân. Ðồng chí Vũ Oanh,nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 15tuổi. Thời kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, ông là cán bộ lãnh đạo Ủy ban Khởinghĩa Hà Nội. Trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của dântộc, đảm nhiệm nhiều vị trí công tác quan trọng mà Ðảng giao phó, nhưng vớiông, thời kỳ hoạt động cách mạng ở Hà Nội đã ghi dấu ấn sâu sắc nhất. Là ngườithành lập Ðội Ngô Quyền ở Trường Bưởi, những năm 1939 - 1943, ông và các bạnhọc đã noi gương các anh hùng dân tộc để làm việc có ích cho nước, cho dân; bímật tuyên truyền lòng yêu nước và cách mạng. Khi máy bay địch tăng cường oanhkích Hà Nội, một số trường học phải sơ tán về các vùng quê, ông đã quyết địnhbỏ học, ở lại Hà Nội, bắt đầu cuộc dấn thân phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dânkhi vừa tròn hai mươi tuổi.

Trong sự nghiệp của mình, dù phụtrách lĩnh vực hoạt động nào, từ quân đội đến công tác tổ chức, dân vận củaÐảng; công tác mặt trận... ông luôn trăn trở tìm giải pháp góp phần hoàn thiệnmục tiêu xây dựng đất nước độc lập dân tộc gắn với xây dựng CNXH, hướng tới"dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Ông thường xuyênnghiền ngẫm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhận thấy còn rất nhiều việcphải làm. Bởi thế, sau khi về hưu, ông vẫn liên tục làm việc và có mặt ở khắpcác tỉnh, thành phố, huy động sự cộng tác xây dựng Hội Khuyến học, Hội Ngườicao tuổi, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Thời gian này, ông đang dồn tâm sức cùngcộng sự xây dựng và phát triển Hội Giáo dục và chăm sóc sức khỏe cộng đồng ViệtNam, với mong muốn mỗi gia đình, mỗi tổ chức quan tâm đúng mức đến vấn đề nângcao chất lượng nòi giống, đào tạo nhân tài cho đất nước bằng những hành động cụthể. Ðúc kết thực tiễn cách mạng, ông cho rằng, hiện nay công việc của dân, củanước ngày càng bộn bề, nhiều thách thức đan xen, trọng trách của  Ðảng vì thế mà nặng thêm bộn phần. Một lầnnữa, bài học Cách mạng Tháng Tám về bám sát thực tiễn, xây dựng lòng tin ở nhândân, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, cần được tiếp tục phát huy, để đềra những bước phát triển phù hợp, vững chắc, góp phần thúc đẩy  công cuộc xây dựng Ðảng, xây dựng đất nước điđến những thành công mới.

Chỉ hai thu nữa là ông bước quamột thế kỷ đời người, chẳng đủ sức đi xa để gặp gỡ bạn bè, đồng đội cũ, nhưngtại phòng khách của gia đình, ông Nguyễn Văn Trân vẫn nhớ vẹn nguyên những sựkiện liên quan đến Tổng khởi nghĩa mùa thu tháng tám. Ông nguyên là Bí thư Xứủy Bắc Kỳ, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Nhớ lại thời kỳ đấu tranh cách mạng gian khổmà đầy tự hào, cảm xúc lại ùa về trong lòng người đảng viên gần 80 năm tuổiÐảng. Mùa thu năm 1945 đã qua gần bảy thập kỷ mà như mới hôm nào. Tham gia lựclượng Công nhân cứu quốc Thành Hoàng Diệu, ông và những người cùng chí hướng đãcống hiến thời thanh niên sôi nổi xây dựng phong trào cách mạng ở Thủ đô từnhững năm cuối thập niên 30. Ði cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, ôngthấu hiểu những hy sinh, mất mát mà đất nước ta, nhân dân ta phải gánh chịu, đểcó một Việt Nam có thể "là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thếgiới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" như ngày hôm nay. Bàihọc Cách mạng Tháng Tám đã chứng minh, cán bộ là khâu quyết định mọi thắng lợicủa cách mạng Việt Nam.Khi đó, cả nước ta chỉ có 5.000 đảng viên, Ðảng bộ TP Hà Nội có chưa đến 20 đảng viên đã lãnh đạo quần chúng khởinghĩa thành công, đập tan chính quyền bù nhìn, đánh đuổi thực dân. Trong thànhcông đó, phần không nhỏ là nhờ  đội ngũcán bộ tuyệt đối trung thành, đoàn kết một lòng, hết sức vì sự nghiệp độc lậpdân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, là những đại diện tiên phong, đủ sức thuyếtphục và tập hợp quần chúng tin tưởng đi theo ngọn cờ cách mạng mà Ðảng và BácHồ đã chọn lựa.

Gắn bó với Hà Nội từ những ngàyđầu thành lập Ðảng bộ, chứng kiến sự đổi thay của mảnh đất thiêng qua từng thờikỳ cách mạng, ông Nguyễn Văn Trân luôn cảm nhận Hà Nội từ trong sâu thẳm tâmhồn. Ông phấn khởi và tự hào về một Thủ đô đã có những bước tiến dài, với tầmvóc và hình hài rạng rỡ. Theo ông, đó là thành tựu sau 28 năm đổi mới rất đángtự hào, nhưng cũng là thách thức cho những bước tiếp theo ở tầm cao mới. Ðiềuđó đặt ra yêu cầu Hà Nội phải nỗ lực nhiều hơn nữa, cụ thể hơn nữa nhằm nângcao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ thời kỳ CNH, HÐH và tích cực,chủ động hội nhập quốc tế. Nghĩ về tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay, gây bấtbình trong xã hội, ông bộc bạch với chúng tôi, Ðảng ta đã chỉ đúng bệnh  thì phải tìm cho ra giải pháp điều trị, ngănngừa. Việc này làm nghiêm túc sẽ củng cố niềm tin trong nhân dân, góp phần nângcao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, trách nhiệm của đảng viên.Thực tế cách mạng đã chứng minh, chỉ khi nào Ðảng ta xây dựng được đội ngũ cánbộ, đảng viên không ngừng phấn đấu học tập, dám nghĩ, dám làm, dám chịu tráchnhiệm, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, kiên trung với lý tưởngcủa Ðảng, thì khi đó tổ chức đảng đứng vững và không ngừng phát triển.

Mới đây, tới dự buổi họp mặt củanhóm cựu Thanh niên Cứu quốc Thành Hoàng Diệu hoạt động nội thành, tại nhà ôngTrần Thái Vĩnh ở Khu tập thể Nam Ðồng, thật cảm động khi chúng tôi chứng kiếnnhững đồng đội cũ đỡ nhau xuống từ chiếc xe lăn. Ðược biết, nhóm hoạt động nộithành thời kỳ tiền khởi nghĩa có khoảng hơn 40 người, nay còn 12 người nhưngchỉ có tám người đến được. Trong căn phòng nhỏ ấy,  thời gian như quay lại 68 năm về trước, vớinhững ký ức không thể nào quên về  sựnhạy bén, chủ động, sáng tạo của Hà Nội khi quyết định chớp thời cơ phát độngkhởi nghĩa; về thắng lợi Tổng  khởi nghĩaTháng Tám mà họ gọi là "kỳ tích của kỳ tích"; về sự hy sinh của đồngchí, đồng đội, đồng bào cho sự nghiệp vĩ đại giải phóng dân tộc... Bằng tất cảtình cảm hướng về Ðảng và Bác Hồ, những cán bộ cách mạng lão thành bày tỏ tintưởng rằng, trong sự nghiệp CNH, HÐH, chúng ta kiên trì con đường mà Bác Hồ đãlựa chọn, làm đúng theo Di chúc của Người, Ðảng sẽ đưa đất nước vượt qua mọikhó khăn, thử thách, lập những kỳ tích mới đáng tự hào. Khi chia tay, nhữngchiến sĩ Việt Minh Thành Hoàng Diệu năm nào vẫn không quên nhắc nhau tiếp tụclàm nốt những gì có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho đất nước, tiếp tụcgương mẫu để con cháu noi theo.

Thời gian đã lùi xa, nhưng"ngọn lửa" mà những người góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại từ MùaThu năm ấy truyền lại sẽ không bao giờ tắt.

Theo Nhân Dân

(责任编辑:Cúp C1)

    推荐文章
    热点阅读