Hành động đó có phạm pháp không?ếmdụngtiềntừthiệncóviphạmphápluậti le ma cao Người đã ủng hộ tiền có kiện đòi lại tiền được không? Luật sư tư vấn: Hiện nay, quy định về từ thiện theo Nghị Định 30/2012/NĐ -CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện ( có hiệu lực đến 14/1/2020) 3. “Quỹ từ thiện”: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích chính nhằm hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục đích lợi nhuận.
Tại Điều 4. Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của quỹ 1. Thành lập và hoạt động không vì lợi nhuận. 2. Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình. 3. Hoạt động theo điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan. 4. Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của quỹ. 5. Không phân chia tài sản của quỹ trong quá trình quỹ đang hoạt động. Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Nghiêm cấm lợi dụng việc thành lập quỹ để thực hiện các hành vi: a) Tư lợi hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cộng đồng; gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, đại diện đoàn kết dân tộc; b) Xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống và bản sắc dân tộc; c) Rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật. 2. Làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp giấy phép thành lập quỹ dưới bất kỳ hình thức nào. Điều 8. Điều kiện thành lập quỹ Quỹ được thành lập khi có đủ những điều kiện sau đây: 1. Mục đích hoạt động phù hợp với quy định tại Điều 2 Nghị định này. 2. Có sáng lập viên thành lập quỹ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. 3. Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 12 Nghị định này. 4. Có hồ sơ thành lập quỹ theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Căn cứ theo các quy định trên, quỹ từ thiện được thành lập khi có đủ điều kiện mục đích hoạt động phù hợp với quy định trên, có sáng lập viên, có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ Đối với quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập, Ban sáng lập quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (trong đó số tiền dự kiến chuyển vào tài khoản của quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản quy đổi) như sau: a) Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 5.000.000.000 (năm tỷ); b) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.000.000.000 (một tỷ); c) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 100.000.000 (một trăm triệu); d) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 20.000.000 (hai mươi triệu). Sáng lập viên đứng ra tiếp nhận từ thiện sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đối với cá nhân/tổ chức đã gửi tiền, hàng hóa cho mình để đi làm từ thiện. Nhưng nếu người nhận gian dối, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng hoặc lợi dụng hoạt động từ thiện để vụ lợi là hành vi cấm theo quy định thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về hành vi của mình. Quy định về quỹ từ thiện sẽ được thay thế bằng văn bản Nghị Định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện ( có hiệu lực từ 15/1/2020). Người nào nhận làm từ thiện sau đó có hành vi gom tiền bỏ trốn tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 15 của 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ như sau: Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Trộm cắp tài sản; b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác; c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác; d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác; b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý; c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác; đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có; e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này. 4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu hành vi bị tố cáo thì căn cứ vào kết luận điều tra xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 như sau: Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) Ban Bạn đọc Điều kiện được công nhận gia đình văn hóaThôn tôi đang chủ trương các gia đình trong thôn đạt gia đình văn hóa, nếu được công nhận sẽ có bằng khen và quà. Vậy điều kiện để được công nhận là gia đình văn hóa là gì? Pháp luật có quy định về vấn đề này không? |