Trên tầng cao nhất của một toà nhà cho thuê văn phòng sang trọng ở quận Tsim Sha Tsui của Hồng Kông, Trung Quốc là cửa hàng Denny’s Shop, nơi khách hàng có thể sửa chữa những chiếc túi xách hàng hiệu yêu quý của mình để trông chúng lại gần như mới tinh. Denny Ng và 2 nhân viên làm việc trong một không gian rộng chưa đầy 37m2, chất đầy túi xách, đồ nghề, những miếng da, sơn và những ngăn kéo đầy ốc vít, khoá kéo và móc cài. Vào thời điểm phóng viên ghé thăm, hầu hết những chiếc túi đang được sửa chữa đều là của Chanel và Louis Vuitton. Nhưng trên Facebook, cửa hàng nhận sửa nhiều loại túi khác nhau, từ Hermes tới Goyard. Ông Ng, 58 tuổi, đang sửa một chiếc túi Chanel có lớp da đã sờn rách. Ông cẩn thận cho thêm những lớp thạch cao trộn với sơn, để khô rồi đánh giấy ráp trước khi dùng da đen bọc lại. Sau đó, ông sơn lên vài lớp nữa, cứ mỗi lớp sơn là một lần sấy khô bằng máy sấy tóc. “Sắp xong rồi, chỉ cần để thêm một lúc nữa thôi” – ông Ng nói. Người đàn ông này sẽ nhận sửa bất cứ thứ gì - chỉ cần với một mức giá phù hợp là được và khi nào xong là do ông quyết định, chứ không phải khách hàng. “Khách hàng có thể hài lòng hoặc không, nhưng tôi cần hài lòng với nó trước đã. Đó là công việc của tôi. Có nhiều cửa hàng sữa chữa ở Hồng Kông này đang tìm cách kiếm tiền nhanh, vì thế họ chỉ sơn lại túi mà không thực sự sửa lại nó” - ông giải thích. Một số người khi mang đi chỗ khác sửa không được đã tìm đến ông để sửa lại lần nữa. Ng không ngại phải làm lại sản phẩm hỏng của người khác. Ông nói rằng bất cứ chiếc túi nào cũng có thể sửa được, chỉ cần có thời gian và nỗ lực để hoàn thành nó. Phóng viên của tờ SCMP khi ở cửa hàng đã chứng kiến vài vị khách ghé qua. Một người phụ nữ mang theo một chiếc túi Chanel nhỏ có phần quai túi bằng da bị bung ra. Một chiếc ví Chanel của vị khách khác thì bị rách. Ng báo giá tiền công sửa là 4,7 triệu đồng và vị khách sẵn sàng trả bằng tiền mặt. Một người phụ nữ khác bước vào với 2 chiếc túi xách, hỏi chủ cửa hàng xem có thể sửa được không. Một chiếc của hãng Chloé màu đen, có những mảng màu đã sờn. Ng nói chiếc túi không chỉ cần làm sạch mà còn phải sơn lại và báo giá hơn 10 triệu đồng. “Những vị khách này đang muốn tham khảo giá xem ở đâu có giá rẻ nhất” - Ng nói. “Một số người muốn tìm nơi sửa rẻ nhất, nhưng một số khác từng có trải nghiệm tồi tệ trước đó thì chỉ muốn nó được sửa một cách tốt nhất”. Khi được hỏi hãng túi nào ngày nay sản xuất ra những chiếc túi bền nhất, ông Ng đáp: “Chẳng có hãng nào cả”. Chỉ cần treo túi lên móc là một chiếc túi Chanel có thể bị nứt da, bởi vì chất liệu da để làm túi đã không tốt ngay từ đầu, thợ sửa túi giải thích. “Công việc của người bán hàng là bán chiếc túi, nhưng sau khi có chuyện gì xảy ra, họ sẽ trả lời khách rằng đó là do lỗi của khách vì đã không chăm sóc đúng cách. Nhưng đôi khi, là do chất liệu làm túi không tốt”. Ông Ng bắt đầu công việc làm túi từ năm 1976 – khi ông mới 13 tuổi. “Nền kinh tế Hồng Kông vào những năm 1970 không tốt vào thời điểm đó. Nếu bạn không được học hành tử tế, bạn phải lao động chân tay - trở thành một thợ kim hoàn, một đầu bếp, một thợ may hoặc làm việc trong xưởng sản xuất túi xách và giày da”. “Giống như nhiều người khác, gia đình tôi lúc ấy khá nghèo. Hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn con cái đi học nghề. Tôi có một người anh chuyên làm ra những chiếc túi xách sang trọng, vì vậy tôi đã đi theo anh ấy”. Ng học nghề dưới sự chỉ bảo của một nghệ nhân da thuộc người Thượng Hải. Vào thời ấy, các quý bà hay vợ các quan chức thường sẽ tới cửa hàng, lướt qua các tạp chí thời trang phương Tây và chọn những đôi giày và túi xách mà họ thích. Sau đó, Ng sẽ giúp họ làm ra một sản phẩm tương tự. “Đó là một công việc khó khăn. Một khi đã có kỹ năng, ai cũng có thể làm ra một chiếc túi, nhưng bạn làm nó tốt đến mức nào mới là sự khác biệt”. Cách đây khoảng 20 năm, ông bắt đầu chỉ tập trung vào việc sửa túi nhưng ông đã không nhận đơn hàng cho tới khi thực sự tự tin để làm công việc này. “Khi vẫn còn đang tìm tòi, tôi đã mua những món đồ xa xỉ để thử nghiệm trên các nguyên liệu thô trong cửa hàng của mình cho đến khi tìm ra cách sửa chúng”. Trong khi một số khách hàng ngạc nhiên với mức giá ông đưa ra thì một số khác lại vui vẻ trả tiền và hài lòng với chất lượng sản phẩm của Ng. “Ngay từ khi nhận đơn hàng, chúng tôi phải dành thời gian và công sức để tìm kiếm nguyên liệu thích hợp. Chúng tôi kiếm tiền bằng cách dành thời gian và sức lực cho công việc của mình”. “Nếu khách hàng biết lượng thời gian và công sức mà chúng tôi phải bỏ ra, họ sẽ không nghĩ rằng chúng tôi lấy giá cao”. “Không có gì là mãi mãi” - Ng khuyên mọi người nên chăm sóc chiếc túi bằng cách lau sạch sau mỗi lần sử dụng và tiếp xúc với bụi bẩn. Nếu túi bị mòn, hãy sử dụng chất đánh bóng đa để kéo dài tuổi thọ của túi. Ng chia sẻ, ông cảm thấy thoả mãn sau khi làm cho một cái gì đó trông đẹp hơn lúc ban đầu, chứ không phải vì kiếm được bao nhiêu tiền. “Đôi khi, người ta không đánh giá giá trị của một món đồ vì giá của nó, mà là vì ý nghĩa của nó đối với họ”. Với những khách hàng lâu năm, ông vẫn nhận đơn may túi xách nhưng không quên cảnh báo họ rằng có thể phải mất hơn 1 năm để hoàn thành nó. Nhưng khách của ông không bận tâm về điều đó. “Tôi không dám nói rằng chúng tôi có kỹ năng xuất sắc. Nhưng tôi có thể hứa rằng chúng đặt toàn bộ tâm huyết và nỗ lực vào công việc của mình. Nếu tôi có thể dành ra 5, 10, thậm chí là 100 giờ cho một chiếc túi nào đó, cho dù có là hỏng hóc thế nào đi chăng nữa, tôi cũng có thể sửa được. Có rất ít thợ sửa túi có thể sẵn sàng cam kết như vậy”. Đăng Dương (Theo SCMP) “Tôi thực sự thích làm những việc bình thường. Tôi không thể ở trung tâm mua sắm cả đời được".Denny Ng - chủ cửa hàng sửa túi hàng hiệu ở Hồng Kông,ềsửatúihànghiệumỗilầnhétgiábong da wap nhận định Trung Quốc. Một chiếc túi Chanel trước và sau khi sửa lại Những chiếc túi được mang tới đây hầu hết là của những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Chanel, Louis Vuiton... Ông Ng lấy việc sửa thành công những chiếc túi làm niềm vui cho mình. Cuộc sống căng thẳng của nữ hoàng hàng hiệu sở hữu 200 chiếc túi Hermes