Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >La liga >Xứng danh bà mẹ Việt Nam anh hùng_kết quả cúp ý

Xứng danh bà mẹ Việt Nam anh hùng_kết quả cúp ý

2025-01-10 17:47:42 Nguồn:BetwayTác Giả:Nhận Định Bóng Đá View:640lượt xem

Việc phong tặng,ứngdanhbàmẹViệtNamanhhùkết quả cúp ý truy tặng danh hiệu cao quý “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đã thể hiện sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với công lao trời biển, đức hy sinh vô bờ bến của các mẹ. Sự cống hiến, hy sinh của các mẹ là tài sản tinh thần vô giá, trường tồn cùng dân tộc. Kể từ số báo này, Báo Bình Dương sẽ khởi đăng chân dung các mẹ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Sống giữa niềm vui Gạt nước mắt để vui cùng đất nước

Đến thăm mẹ Phan Thị Cai, (SN 1923, ngụ khu phố Tân Phước, phường Tân Bình, TX.Dĩ An), chúng tôi vui mừng khi nhìn thấy mẹ có cuộc sống ngập tràn niềm yêu thương bên con cháu. Tuy điều này chưa thể bù đắp hết được nỗi đau của mẹ trước sự hy sinh của chồng con, mẹ vẫn luôn tự hào về những cống hiến của gia đình cho sự nghiệp cách mạng.

Mẹ Phan Thị Cai quê ở phường Tân Bình, một vùng đất anh hùng từng khiến cho kẻ thù khiếp sợ. Chính trên mảnh đất này, một đời mẹ đã có nhiều cống hiến, hy sinh cho đất nước. Mắt mẹ sáng ngời khi nhớ về thuở oai hùng những năm chống Pháp, Mỹ cứu nước. Mẹ Cai cho chúng tôi xem những kỷ vật là những cái lu làm hầm cho bộ đội trú ẩn; hay chính ngôi nhà của mẹ nơi những căn hầm bí mật được đào xung quanh che chở cho biết bao cán bộ cách mạng; mẹ còn kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về những năm tháng kháng chiến đầy tự hào.

Sinh ra trong gia đình vốn có truyền thống yêu nước, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chồng mẹ - thầy giáo Phạm Văn Nhứt (SN 1917) tham gia kháng chiến khi phong trào cách mạng miền Nam mới bắt đầu. Biết được việc làm của chồng, mẹ không hề sợ mà là hậu phương vững chắc để ông yên tâm hoạt động. Nhưng đến năm 1946, ông bị địch bắt. Chúng tra tấn, đánh đập nhưng ông vẫn một lòng trung thành với cách mạng cho đến lúc hy sinh. Nhận tin dữ báo về, lòng mẹ đau xót vô cùng. Càng xót xa hơn vì thời buổi chiến tranh, đám tang cho chồng cũng không được trọn vẹn. Cho đến giờ, mong muốn lớn nhất của mẹ là tìm thấy hài cốt và đưa ông về nằm cạnh con tại Nghĩa trang liệt sĩ TX.Dĩ An để hai cha con bầu bạn nơi chín suối.

Hiểu, cảm thông và sẻ chia với hoàn cảnh của mẹ. ông Nguyễn Văn Sàng (người chồng thứ 2) đã dành hết tình cảm bảo bọc cho mẹ, coi anh Phạm Trường Sơn (sinh năm 1941) như con của mình. Đền đáp lại tình cảm của ông Sàng, mẹ đã sinh cho ông 4 người con, 3 gái, 1 trai. Trong đó, có liệt sĩ Phan Thanh Hải (SN 1950), là người mẹ thấy tự hào khi nhắc đến: “Hải thông minh nhanh nhẹn từ bé, lại thương ba má. Khi còn đi học, nó đã đi chăn bò thuê để kiếm tiền phụ giúp gia đình”, mẹ kể về anh.

Anh Hải mới 14 tuổi đã trốn gia đình tham gia hoạt động cách mạng. Việc chăn bò thuê là cái cớ để anh làm thông tin liên lạc cho các căn cứ cách mạng. Nhưng mẹ vui mừng vì con đã trưởng thành chưa được bao lâu, thì một lần nữa mẹ nhận tin dữ. “Hải đã hy sinh cùng đồng đội tại Chiến khu Đ, trong một trận càn của địch năm 1968. Năm ấy, con trai của mẹ mới vừa tròn 18 tuổi…”, mẹ nhớ lại. Nén lại nỗi đau, một mặt mẹ tần tảo chăm lo cho gia đình; mặt khác mẹ đào hầm xung quanh nhà để giấu vũ khí, nuôi cán bộ cách mạng, làm thông tin liên lạc. Dưới đôi tay đảm đang, khéo léo của người mẹ kiên trung, lúa, kiệu trên cánh đồng trong những năm kháng chiến vẫn tươi xanh, kịp thời cung cấp lương thực cho cách mạng. Những năm tháng ấy, giặc nghi ngờ nhiều lần lùng sục, bắt bớ người dân trong vùng căn cứ. Một lần, chúng bắt mẹ để tra khảo nơi cất giấu vũ khí, che giấu cán bộ du kích. Nhưng mẹ một mực không khai báo và mẹ bị chúng bắt giam từ năm 1970-1972.

Ghi nhận những đóng góp to lớn của mẹ và gia đình đối với sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho mẹ Huân chương Độc lập hạng nhì. Sắp tới, mẹ được phong tặng danh hiệu cao quý “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Gạt nước mắt để vui cùng đất nước

Theo chân cán bộ phường Thới Hòa, TX.Bến Cát, chúng tôi tìm đến gia đình mẹ Nguyễn Thị Hạnh tại khu phố 6, năm nay đã tròn 90 tuổi nhưng vẫn còn rất minh mẫn. Tiếp chúng tôi với nụ cười hiền hậu, mẹ bộc bạch: “Mẹ vui khi thấy các con đến nhà thăm. Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp lễ, tết đoàn lãnh đạo tỉnh, thị xã và phường cũng về thăm, tặng quà cho mẹ”.

Mẹ cùng con gái Nguyễn Thị Hồng tâm sự chuyện con cháu trong gia đình

 Khép lại câu chuyện đầu năm mới, đôi mắt mẹ chợt buồn khi nhớ về 2 người con trai đã hy sinh. Con trai đầu của mẹ, anh Nguyễn Thanh Bình (SN 1948), 18 tuổi đã đi theo tiếng gọi thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc. Anh được học quân y và vào tận rừng sâu chăm sóc chiến sĩ bị thương. Trong lúc đoàn quân y di chuyển vào căn cứ tại xã Long Nguyên, huyện Bến Cát (nay là huyện Bàu Bàng) khám sức khỏe cho bộ đội thì bị máy bay địch phát hiện. Không tránh được những trận “mưa đạn” của quân thù, anh Bình đã hy sinh năm 1969. Hiện nay anh được đưa về yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ TX.Bến Cát.

Trong lúc anh trai đi bộ đội, người em kế Nguyễn Văn Xuân (SN 1950) cũng náo nức được thoát ly làm nhiệm vụ bảo vệ quê hương. Chưa đầy 16 tuổi, anh Xuân xin gia đình vào rừng phụ việc cho Ban Kinh tài Bến Cát và kiêm nhiệm vụ mở đường. Mẹ tâm sự: “Mẹ nghe những người trong đơn vị của anh Xuân kể lại, năm 1968, trong lúc đi mở đường, anh cùng 2 đồng đội đã bị bắn chết. Giờ đây, hài cốt của anh vẫn chưa tìm thấy. Mẹ luôn ao ước đến lúc “nhắm mắt xuôi tay” có thể tìm thấy hài cốt của con để đưa về nằm cạnh bên anh trai mình. Làm được điều đó mẹ ra đi mới thanh thản”. Trước ước nguyện của mẹ, con cháu trong gia đình đã nỗ lực đi tìm nhưng chưa có kết quả.

Trong năm 1968 và 1969, hai người con trai đầu của mẹ đã anh dũng hy sinh. Mặc dù rất đau đớn nhưng mẹ đành “nuốt nước mắt vào trong” để che mắt địch, nuôi những đứa con thơ còn lại khôn lớn. Các con “ra đi” nhưng tinh thần yêu nước của con vẫn mãi trong mẹ. Đi tiếp con đường các con đã chọn, mẹ cùng chồng làm ruộng, cung cấp lương thực cho bộ đội, nuôi giấu cán bộ cách mạng. Chị Nguyễn Thị Hồng, con gái của mẹ kể, khi tiếp tế quần áo cho bộ đội, mẹ đã bắt chị mặc bộ đồ nam trong người rồi khoác lên mình bộ quần áo nữ. Đi ngang qua hàng lính canh chị rất sợ nhưng cũng nhanh chóng vượt qua để mang đồ đến cho các anh bộ đội. Việc tiếp tế lương thực cũng gặp nhiều khó khăn, mẹ đã dùng lá chuối gói lương thực để vào đáy thúng rồi đổ phân lên. Thấy mẹ gánh phân ra ruộng bón cho lúa, địch không nghi ngờ, lục xét.

Không những làm tốt nhiệm vụ cách mạng, mẹ còn chăm lo, giáo dục con cháu nên người. Hiện nay, con cháu của mẹ ai cũng có công ăn việc làm ổn định, luôn sống đúng theo pháp luật và là những người công dân tốt. Chị Hồng cho biết thêm: “Trước sự hy sinh anh dũng của các anh, cũng như lòng dũng cảm của mẹ, chị luôn nhắc nhở con cháu học tập, noi theo. Phát huy truyền thống gia đình, con cháu đều nỗ lực trong học tập, lao động để xứng đáng là gia đình cách mạng gương mẫu”.

Theo Sở Nội vụ, Bình Dương đang chuẩn bị tổ chức lễ phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đợt 2 năm 2015. Trong đợt 2, toàn tỉnh có 432 mẹ, trong đó phong tặng 34 mẹ và truy tặng 398 mẹ. Đối với các mẹ còn sống, Sở Nội vụ sẽ tổ chức lễ phong tặng; trường hợp truy tặng sẽ ủy quyền UBND các huyện, thị, thành phố trực tiếp trao cho thân nhân gia đình các mẹ. Trường hợp các mẹ chưa được xét phong tặng, truy tặng, các sở, ngành, địa phương sẽ rà soát, lập hồ sơ để tiếp tục gửi Bộ Nội vụ công nhận danh hiệu cao quý “Bà “mẹ Việt Nam anh hùng”.

Tác Giả:Cúp C1
------------------------------------