Ngày 20/7 vừa qua,ượuphacồncôngnghiệpNamtiếnliêntiếpghinhậncangộđộkqbd m7 3 người phụ nữ ở Cà Mau đã tử vong sau 2 ngày nhậu liên tiếp. Nguyên nhân ban đầu được cho là nghi ngộ độc methanol - cồn công nghiệp.
Khi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, các nạn nhân đã trong tình trạng rất nặng: mê man, mạch và huyết áp bằng không. Buổi nhậu trước đó có 6 người và uống khoảng 5 lít rượu.
Cách đó vài tuần, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) cũng tiếp nhận một ca ngộ độc methanol nguy kịch. Nạn nhân là người đàn ông 52 tuổi. Khoảng 1 giờ sau khi uống rượu, ông cảm thấy khô, nóng rát cổ họng, nhức đầu, tối sầm mặt và ngất xỉu ngoài đường. Người dân đã đưa ông đi cấp cứu kịp thời.
Tuy nhiên, nghiêm trọng nhất là khoảng tháng 10/2021, thời điểm TP.HCM vừa bình thường mới, Bệnh viện Trưng Vương và Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tiếp nhận hàng chục ca ngộ độc rượu methanol. Trong đó, 7 trường hợp không qua khỏi.
Phần lớn nạn nhân là lao động nghèo, mua rượu ở các tạp hóa nhỏ về uống cùng bạn bè.
Theo bác sĩ CKII Đặng Ngọc Kim Thanh, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ngộ độc methanol trong rượu do chất chuyển hóa của methanol là axit formic, gây rối loạn chuyển hóa và tổn thương nhiều cơ quan. Nạn nhân có triệu chứng nôn ói, nhức đầu, lơ mơ dần rồi hôn mê.
“Bệnh nhân thường nhập viện vào giờ thứ 24 đến 48 sau khi uống rượu. Trong 12 giờ đầu, bệnh nhân chỉ ói mửa, nhức đầu, dễ nhầm với say rượu”, bác sĩ Kim Thanh cho biết.
Tần suất của các ca ngộ độc tại TP.HCM khi đó được cho là bất thường. Bởi lẽ trước đây, ngộ độc methanol – cồn công nghiệp thường ghi nhận ở phía Bắc nhưng nay lại xuất hiện nhiều ở TP.HCM, Đồng Nai hay một số tỉnh Nam bộ khác.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM chia sẻ, việc xác minh của đơn vị gặp khó khăn vì các nạn nhân không ngộ độc ngay lập tức. Khi đoàn kiểm tra đến hiện trường, rượu đã được dọn dẹp hết. Cơ quan chức năng nhận định có độc tính từ methanol dựa trên triệu chứng của bệnh nhân.
“Điều này cũng gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng rượu lẫn cồn công nghiệp đã bắt đầu "Nam tiến”, bà Lan nói.
Các bác sĩ cảnh báo, ngộ độc methanol trong rượu chủ yếu gặp ở các loại rượu rẻ tiền, pha tạp chất, bán cho người lao động nghèo. Bệnh nhân có thể bị mờ hoặc mù mắt vĩnh viễn, tổn thương não, suy thận cấp, diễn tiến tim mạch, xuất huyết não, tử vong.
Theo Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư TP.HCM, quy định tại các Khoản 1, 2, 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi pha trộn thêm các hóa chất khác vào rượu rồi đem bán gây ra các tình trạng về ngộ độc rượu methanol được xếp vào hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Trong trường hợp chưa đến mức bị xử lý hình sự, người vi phạm các quy định về sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Thêm vào đó, Khoản 1 Điều 3 Nghị định 105/2017/NĐ-CP đã định nghĩa rằng, rượu là một loại đồ uống có cồn thực phẩm. Do đó, người vi phạm còn có thể bị xử lý về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, theo quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
“Khung hình phạt cao nhất đối với với tội danh này là 20 năm tù hoặc chung thân, trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội thì mức phạt cao nhất lên đến 18.000.000.000 đồng.
Mới đây, ngày 25/7, TAND TP Hà Nội đã xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Quỳnh (sinh năm 1977) mức án 17 năm tù về tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Đối tượng này đã mua cồn công nghiệp về pha với rượu, bán lấy lời.
Rượu này được Quỳnh bán cho một cửa hàng rồi đến tay người tiêu dùng. Sau khi uống rượu pha cồn, có 3 người tử vong và 9 người khác bị ngộ độc.
Ba người tử vong, nhiều người mờ mắt do ngộ độc rượuNgành y tế tỉnh Bến Tre cho biết, 3 người ở huyện Ba Tri đã tử vong, nhiều người mờ mắt do ngộ độc rượu.