Cuộc hôn nhân nào cũng có ít nhiều mâu thuẫn. Nếu hai người đàn ông và đàn bà,êngiachiasẻbíquyếthàngắnhônnhâkết quả anyang sinh ra và lớn lên trong những môi trường gia đình khác nhau, làm những nghề nghiệp khác nhau, có những cá tính, sở thích, thói quen khác nhau, về chung sống dưới một mái nhà, ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, hàng ngày ra động vào chạm mà cái gì cũng hợp thì đúng là chuyện lạ! Họ phải có những mâu thuẫn, đôi khi tranh luận, cãi cọ, giận dỗi nho nhỏ mới là chuyện thường tình.
Một cuộc điều tra của Trung tâm tư vấn Linh Tâm (Hà Nội) với gần 2.000 gia đình sống ở thành phố, cho thấy, tỷ lệ vợ chồng cãi nhau lặt vặt mỗi tuần vài lần chiếm đến 87%. Đi sâu vào số ít những cặp quanh năm không có cuộc tranh cãi nào thì chưa chắc họ đã hạnh phúc, mà có khi mối quan hệ của họ có vấn đề lệ thuộc nhau, hoặc người này áp đảo người kia, mà sự lệ thuộc chính là sát thủ của hôn nhân đương đại. Trong đó, có ít nhất một người luôn phải nín nhịn, cam chịu, không dám phản kháng.
Vì vậy, mỗi khi thỉnh thoảng xảy ra mâu thuẫn, bạn đừng nghĩ là cuộc hôn nhân của mình có vấn đề, mà đó là hiện tượng thường thấy ở tất cả các cuộc hôn nhân. Có những đôi, quanh năm hàng xóm không nghe thấy họ cãi nhau, bỗng nhiên đưa nhau ra tòa ly hôn. Cho nên chỉ đáng lo ngại khi không ai chịu ai, người nào cũng quyết giành phần thắng, kể cả sẵn sàng chia tay, nếu cần. Ngày nay, ly hôn không khó nhưng đó không phải là giải pháp hay, nó chỉ là biện pháp cuối cùng khi không còn cách nào khác. Có lẽ chỉ những ai từng ly hôn mới biết nó để lại những hậu quả đau đớn và dai dẳng như thế nào. Không chỉ có hai người phải gánh chịu mà còn liên quan đến tất cả các thành viên mở rộng của gia đình, nhất là những đứa con. Cho nên khi hôn nhân có chiều hướng xấu đi, có thể dẫn đến tan vỡ, không phải ai cũng muốn ly hôn. Nhiều khi chúng ta muốn hàn gắn nhưng không biết làm thế nào. Thậm chí lúc tức lên còn có những ngôn ngữ, hành vi “bất cần đời”, làm cho nó đổ vỡ nhanh hơn. Vì thế, hàn gắn hôn nhân là một trong những kỹ năng quan trọng mà ai cũng nên biết để xử lý khôn ngoan trong tình huống con thuyền gia đình chao đảo.
Ảnh minh họa |
Trước hết ta phải xác định, cuộc chiến trong gia đình không cần dẫn tới thắng thua. Bởi vì cái giá của chiến thắng là gì? Phải chăng đó là kẻ bại trận không muốn chung sống với bạn nữa? Càng thất bại ê chề bao nhiêu thì họ càng không muốn tiếp tục sống trong nỗi nhục nhã bấy nhiêu. Nếu mục đích của bạn không phải là đường ai nấy đi thì bạn đừng nên giành chiến thắng bằng mọi giá. Trong nhiều năm làm tư vấn hôn nhân, tôi đã chứng kiến một tỷ lệ rất cao những trường hợp người này bắt quả tang người kia đưa nhân tình vào nhà nghỉ và thường kết thúc bằng chia tay. Nói chung, nếu một người có bất cứ hành vi gì gian dối mà ta “bắt tận tay, day tận trán” là dồn họ đến chân tường, sau đó rất khó có thể sống với nhau hạnh phúc được.
Khi gặp một đôi vợ chồng đang có mâu thuẫn gay gắt tìm đến văn phòng tư vấn hôn nhân, tôi thường nói chuyện riêng với từng người: “Sau lần chia tay này, anh (hay chị) có định đi bước nữa không?”. Có người nói lúc này chưa nghĩ đến. Nhưng cũng có người nói: “Nếu gặp người tôi yêu”. Tôi lại hỏi: “Vậy khi anh chị lấy nhau có tình yêu không?”. Hầu hết họ thừa nhận là có. Vậy tình yêu ấy đâu rồi? Phải chăng nó đã tàn lụi dần trong cuộc hành trình của hôn nhân vì ta thiếu chăm sóc nó? Nếu chia tay và đi lấy người khác, nghĩa là thay đổi đối tác này bằng một đối tác khác nhưng phương pháp chung sống không thay đổi và không có kỹ năng hàn gắn khi xung đột xảy ra thì có gì đảm bảo rằng họ sẽ không đi vào vết xe đổ? Đó là chưa kể cuộc hôn nhân sau có thể còn lắm sóng gió hơn vì con chung, con riêng...
Nên chăng, hãy tìm cách khôi phục cuộc hôn nhân của bạn khi tưởng như ngọn lửa tình yêu đã tắt hoàn toàn. Biết đâu dưới lớp tro tàn kia, nó vẫn âm ỉ cháy. Nếu nhen lại được ngọn lửa ấy sẽ tránh bao nhiêu đau đớn cho mình và cho những người thân, nhất là những đứa con của bạn khỏi phải hứng chịu một tai họa lớn trong đời chúng.
Trong trường hợp bạn không thể tha thứ, thậm chí bạn chỉ muốn trừng phạt xứng đáng với tội lỗi của họ thì tốt hơn hết là chia tay một cách nhẹ nhàng. Bạn tha cho họ và cũng là giải thoát cho mình. Hơn là cứ tiếp tục sống chung để hành hạ, trả thù nhau, đày đọa cả hai cuộc đời, làm hỏng cả con cái.
Nhưng nếu bạn vẫn còn yêu, bạn không muốn mất người mà bạn vẫn yêu thương thì không có cách nào hơn là tha thứ và quên chuyện đó đi. Nếu tha thứ nhưng thỉnh thoảng lại nhắc đến để chì chiết, đay nghiến nhau, thì chỉ làm khổ cả hai người. Bạn nghĩ làm thế để họ nhớ đời, không bao giờ dám thế nữa. Nhưng thực ra sự trừng phạt chỉ gây ra thù hận, nó không có chỗ cho tình yêu. Khi trái tim hoàn toàn hoang vắng thì nếu có cơ hội ngoại tình, ai dám đảm bảo rằng họ sẽ không tái diễn?
Tha thứ và quên đi là những kỹ năng cơ bản mà bạn phải có nếu muốn hàn gắn hôn nhân. Nhiều khi trừng phạt không kết quả nhưng tha thứ lại có sức mạnh cảm hóa đến không ngờ. Đôi khi kẻ có lỗi tỏ ra lì lợm, ngang bướng, chống trả quyết liệt, nhưng trước sự bao dung, độ lượng của người kia, họ thay đổi hoàn toàn. Tình yêu không những không tàn lụi mà còn phục hồi và có thể tăng lên đột biến. Khi con người biết ân hận và cảm động trước sự rộng lượng, họ có thể làm tất cả để đáp lại. Nhất là sau khi người ta nhìn thấy những lỗ hổng của hôn nhân và cùng tìm mọi cách khắc phục. Tất nhiên, đây mới là bước đầu của quá trình hàn gắn. Muốn khôi phục lại tình yêu, bạn phải có những kỹ năng khác nữa.
(Theo Trịnh Trung Hòa - Phunuonline)(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)