Trong một thống kê từ Cục Thống kê và Dữ liệu Lao động Mỹ,ảmthiểutainạnlaođộngtrongnhàmáycôngtrườngbằngtrítuệnhântạbongd có hơn 5.000 lao động thiệt mạng do tai nạn lao động trong nhà máy, công trường tại nước này vào năm 2021.
Dựa trên nghiên cứu và thực tế, các chuyên gia nhận định máy học có thể ứng dụng giảm thiểu số vụ tai nạn trên công trường, bao gồm: giám sát vi tính, tổng hợp dữ liệu và dự báo đề xuất liên quan đến rủi ro tiềm tàng.
Theo Viện Khoa học Trung Quốc, trí tuệ nhân tạo (AI) đang được sử dụng để giám sát hành vi của công nhân trên các công trường xây dựng.
Báo cáo cho biết, AI được kết nối với camera CCTV có thể biết liệu một nhân viên có đang tập trung làm công việc của mình hay không. Máy tính cũng có thể phân biệt giữa các loại hoạt động khác nhau như hút thuốc hoặc sử dụng điện thoại.
Công nghệ còn có khả năng xác định và nhận diện những rủi ro về an toàn lao động như công nhân quên đội mũ bảo hiểm hoặc đi vào khu vực cấm để phát đi cảnh báo.
Theo đó, hệ thống sử dụng các phương pháp “nhận dạng sinh học” như công nghệ nhận dạng khuôn mặt, liên kết với cơ sở dữ liệu là thông tin chi tiết về từng nhân viên.
Trung Quốc có lực lượng lao động xây dựng lớn nhất thế giới. Hầu hết các dự án xây dựng tại đây đều hoạt động với tiến độ chặt chẽ về thời gian và tai nạn thường xuyên xảy ra. Ở một số thành phố như Bắc Kinh, tai nạn ở công trường xây dựng khiến nhiều người thiệt mạng hơn bất kỳ ngành nào khác.
Một nhà thầu phát triển bất động sản có trụ sở tại Quảng Châu cho biết, công nghệ sẽ giảm bớt gánh nặng cho những người giám sát an toàn con người.
Bên cạnh đó, các cảm biến và IoT (Internet vạn vật) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lao động trên các công trường. Dữ liệu từ máy móc, phương tiện cũng như camera giám sát gửi dữ liệu về trung tâm theo thời gian thực để phân tích. Từ đó, nhanh chóng phát hiện những rủi ro, chẳng hạn như quá tải hay các sự cố như quá nhiệt hoặc rò rỉ khí gas.
Hongliulin, một trong những mỏ than lớn nhất Trung Quốc, cũng là nơi đã áp dụng các công nghệ cảm biến, hình ảnh và điều khiển tự động từ xa để khai thác than hiệu quả hơn và an toàn hơn. Từ một ca làm việc cần 13 công nhân, giờ đây chỉ cần 7 người và số lượng lao động dưới mặt đất sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Theo Shi Chao, người đứng đầu bộ phận khai thác thông minh tại mỏ than Hongliulin, việc nâng cấp công nghệ đã giúp cắt giảm một nửa số lượng công nhân cần thiết dưới lòng đất và giảm đáng kể khối lượng công việc của họ, vì những người khai thác chỉ cần can thiệp khi có vấn đề phát sinh.
“Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là hoàn toàn không có công nhân làm việc dưới hầm”, Shi Chao nói.
Phòng điều hành mặt đất của mỏ than này được thiết kế để tiếp nhận, quản lý và phân tích hơn 2.700 thiết bị kết nối, với 170 triệu mẫu dữ liệu mỗi ngày. Nhờ vào điện toán đám mây, công nghệ kết nối 5G và AI, các chuyên gia đã dựng lên một “bản sao” kỹ thuật số của toàn bộ hoạt động đang diễn ra dưới mặt đất.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất than lớn nhất thế giới với 4.000 mỏ đang hoạt động. Nước này đặt mục tiêu đưa những mỏ quy mô lớn và nguy hiểm nhất trở nên “thông minh” vào năm 2025, trước khi hiện đại hoá tất cả các mỏ vào năm 2035.
Hầm lò vắng bóng thợ mỏ trong kỷ nguyên 5G và tự động hoáNhững hầm lò không còn cần đến sự hiện diện trực tiếp của thợ mỏ khi công nghệ 5G có thể giúp kết nối, vận hành robot làm thay con người hàng loạt tác vụ nặng nhọc.