FAANG là tên viết tắt được dùng để gọi những gã khổng lồ công nghệ Mỹ gồm Facebook,ẤnĐộđanggụcngãtrênchínhsânnhàtỷ số ba lan hôm nay Apple, Amazon, Netflix và Google. Tương tự như thế, khoảng 3-4 năm trước, thị trường di động Ấn Độ xuất hiện cái tên MILK, được sử dụng để chỉ các thương hiệu smartphone gồm Micromax, Intex, Lava và Karbonn.
Thời điểm đó, những hãng điện thoại nội địa từng nắm phần lớn thị phần tại Ấn Độ. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi từ khi các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc tấn công vào thị trường này.
Giữa tháng 5, Quartz đưa tin Intex - thương hiệu di động nội địa từng sở hữu thị phần lớn thứ 2 tại Ấn Độ - chuẩn bị rút lui khỏi thị trường. Công ty có trụ sở tại New Delhi đã không tung ra bất cứ chiếc smartphone mới nào kể từ tháng 1/2016. Đồng thời, hãng cũng hạn chế xuất xưởng những mẫu điện thoại cơ bản đã ra mắt trước đó.
“Công ty đang tìm kiếm những hướng đi mới, bao gồm cả việc liên doanh hoặc rút lui khỏi thị trường”, Keshav Bansal - Giám đốc cấp cao của Intex - chia sẻ với báo Economic Times.
Trên thực tế, Intex chỉ là một trong số nhiều thương hiệu di động tại Ấn Độ đang phải vật lộn để tồn tại. Năm 2015, Samsung là thương hiệu smartphone bán chạy nhất tại Ấn Độ khi nắm giữ 24% thị phần. Theo sau ngay đó là 4 cái tên nội địa gồm Micromax, Intex, Lava và Karbonn, tổng cộng nắm giữ hơn 40% thị phần.
Đại diện Intex cho biết công ty đang tìm kiếm những hướng đi mới, bao gồm cả việc liên doanh hoặc rút lui khỏi thị trường. Ảnh: The Techolic. |
Tuy nhiên, đến năm 2016, khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc đồng loạt tấn công thị trường Ấn Độ, hoạt động kinh doanh cho các thương hiệu nội địa bắt đầu suy giảm.
Xiaomi thâm nhập thị trường Ấn Độ vào năm 2014 và sớm gây được tiếng vang với hàng loạt sản phẩm giá rẻ cùng nhiều tính năng hấp dẫn. Năm 2016, hãng smartphone Trung Quốc đã tăng gấp đôi thị phần, khiến hoạt động kinh doanh của những thương hiệu nội địa như Micromax, Intex và Lava dần bị thu hẹp.
Theo số liệu của Counterpoint, đến quý I/2019 các hãng smartphone Trung Quốc chiếm 66% thị phần tại thị trường Ấn Độ, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, thị phần của Micromax chỉ đạt vỏn vẹn 1,1%, Intex 0,1%, Lava 1,2% và Karbonn 0,2%.
“Phân khúc giá rẻ từng là miếng bánh của những thương hiệu nội địa. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về giá của những hãng di động Trung Quốc đã khiến công ty nội địa sụp đổ”, Anshika Jain - nhà phân tích của Counterpoint - nhận định.
Theo Quartz, bên cạnh giá bán, các hãng smartphone Ấn Độ dần bị thất thế trên chính sân nhà vì sản phẩm của họ thiếu sự đổi mới trong công nghệ và tính năng.
“Với những sản phẩm từ Trung Quốc, khách hàng luôn được cung cấp hàng loạt tính năng mới mẻ, công nghệ hấp dẫn cùng với giá bán phải chăng”, Vinod Gidel, một nhà phân phối smartphone có trụ sở tại New Delhi, phân tích với Quartz.
Thị phần smartphone tại Ấn Độ quý I/2019. |
Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào sự hồi sinh của các thương hiệu nội địa tại Ấn Độ. “Micromax và Lava còn cơ hội để trở lại thị trường”, ông Jain nói.
Ông Vikas Jain, đồng sáng lập Micromax cho biết rằng năm 2018 công ty đã phát triển tương đối tốt ở các thị trấn và thành phố nhỏ tại Ấn Độ. “Chúng tôi đã đạt được một số thành công ở các thành phố nhỏ", ông khẳng định.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư nhiều công nghệ, tính năng mới vào những chiếc điện thoại giá rẻ, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ các nhu cầu từ người dùng", Vikas Jain nhấn mạnh.
Shobhit Srivastava - nhà nghiên cứu tại Counterpoint - nhận định thị trường Ấn Độ sẽ chứng kiến sự biến mất của một số thương hiệu smartphone nội địa trong năm nay. Bên cạnh đó, một số khác sẽ có sự thay đổi lớn trong chiến lược để tiếp tục tồn tại.
“Người dùng tại Ấn Độ đang nâng cấp smartphone của họ nhanh hơn so với người dùng tại các khu vực khác. Dự kiến phân khúc tầm trung sẽ tiếp tục trở thành chiến trường cạnh tranh của các hãng sản xuất smartphone trong thời gian tới”, Tarun Pathak - Phó giám đốc Counterpoint Research - dự báo.
Cũng theo thống kê của Counterpoint Research, Xiaomi Redmi 6A là chiếc smartphone bán chạy nhất trong quý I/2019 tại Ấn Độ. Tiếp theo đó là Xiaomi Note 6 Pro, Redmi Y2, Samsung Galaxy M20, và Galaxy A50. Tất cả chúng đều thuộc phân khúc giá rẻ, tầm trung.
Smartphone giá rẻ là phân khúc được các nhà sản xuất tập trung phát triển. Ảnh: Smartprix. |
Hiện tại, dù giảm 2% so với cùng kỳ năm trước nhưng Xiaomi vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu với 29% thị phần. Tiếp sau đó là Samsung với 23% thị phần và Vivo ở vị trí thứ 3 với 12% thị phần.
Counterpoint Research nhận định việc tập trung vào các sản phẩm giá rẻ với chủ lực là dòng Redmi Note 7 đã giúp Xiaomi duy trì được vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên, hãng đang gặp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà sản xuất khác.
Ngay cả Samsung cũng phải thay đổi thể không bị bỏ lại trong cuộc đua với các hãng sản xuất smartphone Trung Quốc. Gã khổng lồ Hàn Quốc tỏ rõ tham vọng muốn dẫn đầu thị trường khi liên tục ra mắt các sản phẩm giá rẻ thuộc dòng Galaxy A và M tại Ấn Độ. Vivo cũng áp dụng chiến lược tương tự với dòng V15 để cạnh tranh với Xiaomi.
Trong số những cái tên xuất hiện trong báo cáo của Counterpoint Research, Realme được xem là cái tên đáng chú ý nhất. Thương hiệu này được thành lập vào năm 2018, nhưng đã nhanh chóng chiếm được 7% thị phần smartphone tại Ấn Độ ngay trong quý I/2019.