Những minh chứng cho hiệu quả của đào tạo nghề cho lao động nông thôn Xã Tả Phìn nằm ở phía Bắc huyện Sa Pa,ảPhìnThêmmôhìnhlàmkinhtếsauđàotạonghềcholaođộngnôngthôkết quả trận đấu argentina cách trung tâm thị trấn Sa Pa 12km, có tổng diện tích tự nhiên là 2,718 ha. Địa hình của xã chủ yếu là đồi dốc, núi đá không cây, địa hình tương đối phức tạp và đa dạng, đặc trưng chung của các xã vùng cao. Dân cư sinh sống ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông và Dao đỏ. Vùng "rốn rét" Sa Pa, quanh năm mây mù và gió lạnh mấy năm gần đây đang nở rộ các mô hình làm kinh tế hộ gia đình. Đồng bào các dân tộc Mông, Dao ở xã Tả Phìn đã biến sự khắc nghiệt của thời tiết thành lợi thế để học hỏi mô hình trồng hoa địa lan, tạo nguồn thu nhập, góp phần xóa nghèo hiệu quả và bền vững. Anh Sùng A Sa người dân tộc Mông ở thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn cho hay, sau khi tham gia một khóa đào tạo nghề trồng trọt theo quyết định 1956 (Quyết định phê duyệt đề án "đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020), nhận thấy cây hoa địa Lan có cơ hội mang lại giá trị kinh tế cao lại hợp với khí hậu ôn hoà nơi anh đang sinh sống được thiên nhiên ban tặng. Ngay sau khóa học, đi vay vốn tín dụng dành do người nghèo, anh áp dụng những kiến thức thu được từ khóa học, mạnh dạn đầu tư mô hình trồng cây hoa địa Lan. Mạnh dạn đầu tư hơn 100 chậu Lan to, nhỏ khác nhau, giờ đây, mỗi năm cho thu nhập kinh tế gia đình anh thu được từ 60 – 100 triệu đồng. Hàng xóm của anh Sùng A Sa, ông Vương Xuân Phương- người đang sở hữu một vườn lan rừng cho biết, ông cũng khởi nghiệp sau khi tham gia một khóa đào học nghề trồng trọt. Trong vườn nhà ông Phương luôn có trên 1.000 dò lan các loại. Do công việc nhiều nên ông phải thuê 2 công nhân, trả lương quanh năm với mức 5 triệu đồng/người/tháng, vào dịp Tết phải thuê 5 công nhân. Khởi nghiệp để xin ra khỏi hộ nghèo Theo thống kê của xã Tả Phìn, đến nay có trên 81% số hộ dân trong xã phát triển kinh tế từ trồng hoa địa lan. Trên địa bàn xã hiện có khoảng 48.000 chậu lan các loại, trong đó số lượng lan hàng hóa chiếm trên 30%. Năm 2017, doanh thu từ trồng lan là 47 tỷ đồng, ước tính con số này sẽ tăng lên ít nhất là 10% trong năm 2018. Để giúp người dân Tả Phìn phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây hoa địa lan, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa, chính quyền xã thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và phòng trừ bệnh hại cây lan cho người dân. Bên cạnh đó, các lớp đào nghề trồng hoa lan được tổ chức liên tục cho lao động nông thôn xã Tả Phìn. Thời gian học chỉ trong khoảng 02 tháng. Trong quá trình học, các học viên được trang bị các kiến thức về quy trình trồng, chăm sóc hoa lan (quy trình làm giàn che, tưới nước, bón phân, quản lý dịch hại, thu hái, bảo quản hoa lan…). Ngoài ra các học viên khi tham gia lớp học còn có cơ hội được giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, những cách làm hay về trồng hoa lan. Kết thúc khóa học, các học viên đủ điều kiện sẽ được cấp chứng chỉ và đây sẽ là những nhân tố tích cực trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân phát triển kinh tế, công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân trong các thôn bản nhằm mở rộng mô hình trồng hoa lan, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho gia đình, xóa đói giảm nghèo . Nhờ có nghề, có thu nhập ổn định, người dân Tả Phìn đã không cần sự vận động của chính quyền địa phương, chủ động viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo. Điều đáng phấn khởi, trong đơn các hộ dân không chỉ đề cập việc xin được ra khỏi diện hộ nghèo, mà các hộ còn nêu rõ hướng phát triển kinh tế để thoát nghèo. Bảo AnhTrồng hoa lan xóa nghèo ở Tả Phìn