Bé gái vừa chào đời đã có 4 ngón tay cái mọc 2 bên như càng cua_soi kèo tv
Đó là trường hợp của bé T.A. (8 tháng tuổi) chào đời với 4 ngón cái ở hai bàn tay giống như càng cua. Hai ngón phụ kém phát triển,égáivừachàođờiđãcóngóntaycáimọcbênnhưcàsoi kèo tv không hoạt động, dễ bị thương.
Khi được gia đình đưa đến bệnh viện, các bác sĩ đã phẫu thuật cắt ngón dư, chuyển gân, tạo hình nhằm tăng cường cơ năng cho ngón chính của bé.
Một trường hợp khác là bé M. (11 tháng tuổi), chào đời với một bàn chân có hai ngón cái dính nhau làm lệch trọng tâm chân, khiến bé đi lại khó khăn và khó mang giày khi lớn. Bé được tách và loại bỏ ngón phụ, cắt xương, ghép da, chuyển gân và nắn trục cho ngón chính.
Sau vài giờ phẫu thuật, hai bệnh nhi đều tỉnh táo trở lại, có thể uống sữa. Khi vết mổ khô, sức khỏe hồi phục bình thường, hai bé được xuất viện. Bố mẹ bệnh nhi được bác sĩ hướng dẫn thay băng thường xuyên cho con và hẹn lịch tái khám.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại nhi, các bệnh nhi trên là hai trong nhiều trẻ bị dị tật thừa ngón bẩm sinh, được bệnh viện nơi ông làm việc tiếp nhận.
Đa ngón tay, chân ở trẻ biểu hiện với nhiều dạng khác nhau như các ngón thừa liên kết với ngón chính bằng một mô mềm, kém phát triển hoặc sao chép ngón chính kết cấu phức tạp.
Thừa ngón là dị tật phổ biến, có thể phát hiện trước hoặc sau sinh. Đây có thể là khiếm khuyết riêng lẻ hoặc liên quan đến các dị tật bẩm sinh khác. Nguyên nhân gây dị tật thừa ngón thường là yếu tố di truyền hoặc môi trường.
Mẹ mắc các bệnh rubella, herpes, lupus ban đỏ… trong thai kỳ, thai nhi có thể bị dị tật thừa ngón. Các yếu tố khác như thai phụ trên 35 tuổi, hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc với chất độc, chất phóng xạ cũng làm tăng khả năng trẻ bị thừa ngón bẩm sinh.
Phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị dị tật này. Trẻ nên được phẫu thuật trước 12 tháng tuổi nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, bảo tồn chức năng ngón, tránh ảnh hưởng tâm lý khi nhận thấy bản thân khác biệt bạn bè.
Bác sĩ Trọng khuyến cáo, nếu dư ngón tay, chân nằm ở vị trí ngón cái hoặc các ngón giữa, khiến hoạt động cầm, nắm của bàn tay gặp khó khăn, hoặc làm lệch trục chân, trẻ nên can thiệp sớm ở ba tháng tuổi.
Trường hợp dính ngón, hay ngón phụ phát triển kém, ảnh hưởng hoặc làm biến dạng ngón chính cũng cần phẫu thuật trước một tuổi.
Để phòng ngừa nguy cơ trẻ sinh ra thừa ngón, 6 tháng trước khi mang thai và trong thai kỳ, phụ nữ tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, chất kích thích. Thai phụ tiêm phòng đầy đủ, bổ sung vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, tật đa ngón di truyền trội nhưng không nguy hiểm, có thể phẫu thuật sau sinh, hoặc vợ chồng bị dị tật trên nên sàng lọc phôi, thụ tinh trong ống nghiệm, giúp tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh.