当前位置:首页 > Thể thao

Báo chí địa phương ‘nhập cuộc’ AI_inter milan vs bologna

Đầu tư ứng dụng AI không quá tốn kém mà hiệu quả cao

Khoảng 2 năm nay,áochíđịaphươngnhậpcuộinter milan vs bologna tòa soạn Báo Hải Dương có thêm một “nhân viên đặc biệt”, đó là trí tuệ nhân tạo (AI) với khả năng làm việc bất kể ngày đêm, không một lời phàn nàn, kêu ca, không đòi lương tháng thứ 13 và nhiều quyền lợi khác.

Chỉ sau một thời gian ngắn, khoảng 50% phóng viên, biên tập viên của Báo Hải Dương đã làm quen và bắt tay hợp tác khá hiệu quả với “thành viên” mới này. 

Ngay cả Tổng Biên tập Nguyễn Quý Trọng, không ngày nào không làm việc với “nhân viên” AI.

“Chúng tôi đang ứng dụng AI vào các công việc như biến văn bản thành giọng nói, tăng trải nghiệm cho độc giả. AI giúp báo hiểu người đọc hơn, cập nhật thường xuyên lượng người xem, phân tích cụ thể thành phần, giới tính, khu vực…, từ đó sản xuất ra những nội dung phù hợp với nhu cầu bạn đọc. Thực tế đã cho thấy những hiệu quả bước đầu. AI đã góp phần tăng lượng người đọc trên báo Hải Dương, đồng thời giúp các phóng viên, biên tập viên có nhiều thời gian hơn để sáng tạo nội dung”, Tổng Biên tập Nguyễn Quý Trọng kể.

AI địa phương 1.jpg
Tổng Biên tập Nguyễn Quý Trọng: AI đã góp phần tăng lượng người đọc trên báo Hải Dương. Ảnh: VNN

Không giống như nhiều cơ quan báo chí địa phương khác, khi quyết định triển khai ứng dụng AI, người đứng đầu Báo Hải Dương không hề lăn tăn, tự ti về chuyện mình chỉ là một cơ quan báo chí nhỏ. 

Trong tâm niệm của ông Trọng, dù là báo địa phương hay báo trung ương thì khi lên trên không gian mạng cũng đều bình đẳng. Thực tiễn thời gian qua, Báo Hải Dương có không ít bài viết đạt lượng chia sẻ rất lớn.

Đề cao tầm quan trọng của công nghệ khi làm báo, đôi khi chỉ cần thay đổi một chút về công nghệ thì sự tương tác, lượng người đọc cũng tăng lên rất nhiều, Báo Hải Dương mạnh dạn đầu tư hoàn thiện tòa soạn hội tụ, trong đó từng bước ứng dụng AI vào các khâu trong quy trình hoạt dộng của tòa soạn. Hàng năm, Báo Hải Dương đều có kế hoạch gia tăng tỷ lệ phóng viên có thể sử dụng được công nghệ mới, tác nghiệp đa phương tiện...

“Chúng tôi có nhiều đơn vị đồng hành là công ty công nghệ. Có những thứ mình chỉ cần nghe tư vấn, giới thiệu là có thể thuê, mua, thậm chí có những thứ miễn phí. Vì thế, kinh phí đầu tư công nghệ không phải chuyện đáng ngại. Cho tới giờ, đầu tư vào AI nói riêng, chuyển đổi số nói chung tại Báo Hải Dương không quá tốn kém mà vẫn mang lại hiệu quả cao”, ông Trọng cho hay.

Để “giải bài toán” nhân lực khi ứng dụng AI trong tòa soạn hội tụ, Báo Hải Dương không chỉ tuyển dụng những người học về báo chí mà còn chú trọng tuyển dụng cả kỹ sư công nghệ thông tin. Từ năm ngoái, các phòng phóng viên đều có người làm kỹ thuật hỗ trợ để sản xuất các sản phẩm đa phương tiện.

“Quan điểm của chúng tôi là cái gì máy móc, AI làm được, thay thế được con người thì sẵn sàng triển khai. Từ hành chính, tài chính, quản trị tòa soạn…, dần dần sẽ cố gắng ứng dụng AI thay thế con người, để con người tập trung vào việc sáng tạo, tư duy. Các phóng viên đừng sợ mất việc bởi AI. Hãy coi AI là bạn đồng hành giúp mình ngày càng giỏi hơn, làm được nhiều việc hơn”, ông Trọng chia sẻ thêm.

AI là “đường cao tốc” của sự phát triển báo chí

Bộ phận đọc morat của Báo Nghệ An suốt một thời gian dài “đứng ngoài cuộc” chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số, nhưng gần đây đã có “luồng gió mới”, khi ChatGPT được ứng dụng hiệu quả trong khâu soát và sửa lỗi chính tả.

Không chỉ riêng bộ phận đọc morat, tại các phòng/ban khác của Báo Nghệ An, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. 50% phóng viên, biên tập viên thường xuyên sử dụng AI. Với sự hỗ trợ của AI, năng suất, chất lượng của tòa soạn không ngừng được cải thiện.

“Ứng dụng AI được chúng tôi quan tâm từ rất sớm, triển khai cũng rất quyết liệt. Từ 2 năm trước, chúng tôi đã tích hợp công nghệ đọc tự động vào CMS rồi. Vừa qua, chúng tôi ra mắt giao diện mới, còn ứng dụng AI sâu hơn. 100% đội ngũ làm báo điện tử tăng hiệu quả tác nghiệp trên CMS hàng ngày nhờ AI”, ông Ngô Đức Kiên, Tổng Biên tập Báo Nghệ An kể.

Đối với từng phóng viên, AI làm thay một số công việc mà trước đây con người làm rất vất vả, chẳng hạn bóc băng sau khi đi phỏng vấn về, hay sử dụng AI để đọc lướt các tài liệu, văn bản dài, từ đó tóm lược ý chính để triển khai dàn ý cho tác phẩm báo chí.

Hiện đã có một số sản phẩm của tòa soạn được triển khai bằng AI, ví dụ như video ngắn, tổng hợp tin tức trong ngày bằng ứng dụng text-to-speech (văn bản chuyển sang giọng nói).

Trên phần mềm tòa soạn hội tụ mới, AI giúp gợi ý nội dung cho từng loại hình báo chí. Ví dụ, từ một bài viết cho ấn phẩm điện tử, hệ thống phần mềm với sự hỗ trợ của AI có thể dễ dàng chuyển đổi sang kịch bản video clip ngắn rất chi tiết, gợi ý từng cảnh quay trong clip…

Bên cạnh đó, AI cũng được ứng dụng để gợi ý các xu hướng đọc của độc giả, sắp xếp các trường thông tin theo chủ đề, theo dòng sự kiện, theo địa phương trên trang Báo Nghệ An...  

AI địa phương 2.jpg
Tổng Biên tập Báo Nghệ An Ngô Đức Kiên: Ứng dụng AI chính là “đường cao tốc” của sự phát triển báo chí”. Ảnh: VNN

“Muốn trở thành một tờ báo bắt nhịp với dòng chảy chuyển đổi số thì có 2 ứng dụng không thể bỏ qua, đó là AI và dữ liệu lớn (big data). Các cơ quan báo chí không thể đứng ngoài cuộc, không chần chừ được nữa. Ứng dụng AI chính là “đường cao tốc” của sự phát triển báo chí”, ông Kiên nhận định.

Chia sẻ hiệu quả thực tế của AI tại Báo Nghệ An, Tổng Biên tập Ngô Đức Kiên đánh giá cao việc AI hỗ trợ rất tốt khâu phân phối nội dung, giúp tăng lượng truy cập, đặc biệt, có thể ngăn ngừa, hạn chế tương tác với những nội dung mang tính tiêu cực.

“Nguồn kinh tế báo chí đến từ người đọc là nguồn kinh tế sạch nhất, ổn định nhất.  Với sự hỗ trợ của AI, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kiến tạo những thông tin tích cực đến với công chúng, tham gia xây dựng các giá trị đạo đức cũng như các giá trị cốt lõi một cách hiệu quả hơn”, ông Kiên chia sẻ thêm.

Phải thay đổi để theo kịp xu thế báo chí hiện đại

Cũng như nhiều cơ quan báo chí địa phương khác, vài năm trước, tại Báo Thái Nguyên, chuyện một phóng viên phải “gánh” nhiều “vai” và nhiều khi không thể làm “tròn vai” không phải chuyện lạ.

Tại phòng điện tử, không có phát thanh viên chuyên nghiệp, phóng viên vừa phải viết tin bài, vừa làm biên tập viên, vừa dẫn chương trình, lại vừa phải làm MC, thậm chí cả dựng hình. Có khi mất nửa ngày đi tác nghiệp, phóng viên mới về tới tòa soạn để đọc tin.

Nhằm cải thiện tình trạng đó, cách đây hơn 2 năm, lãnh đạo Báo Thái Nguyên quyết định triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) với khả năng đọc tự động. Ngay sau khi có thông tin, bộ phận trực kỹ thuật đưa ngay bản text (nội dung văn bản) cho AI đọc luôn, đảm bảo độ “mới nóng” của thông tin báo chí.

“Đầu tiên chúng tôi cũng chỉ đi thuê phần mềm, công cụ AI, chứ không thể tự viết phần mềm đấy. Qua một thời gian sử dụng tính năng đọc tự động, cơ bản cũng có hiệu quả. Chúng tôi sớm nhận ra, ứng dụng AI vào các nghiệp vụ làm báo là xu thế tất yếu. Chúng tôi sẽ sử dụng tối đa các công cụ AI để hỗ trợ quá trình làm báo nhanh hơn, chính xác hơn, hiệu quả hơn, đảm bảo đúng đúng tôn chỉ, mục đích của báo”, ông Chu Thế Hà, Phó Tổng Biên tập Báo Thái Nguyên nhớ lại.

Đại hội Đảng bộ Báo Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2025 ban hành riêng một Nghị quyết chuyên đề về phát triển báo đa phương tiện, trong đó đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, 70% phóng viên của tòa soạn sẽ là phóng viên đa phương tiện.

Từ đó tới nay, mỗi năm, Báo Thái Nguyên mời khoảng 4 lượt chuyên gia đến đào tạo, tập huấn triển khai AI cho tòa soạn; cử khoảng 20 lượt phóng viên về Hà Nội tham gia các lớp về ứng dụng công nghệ số (gồm cả AI).

3 năm trước, trong tổng số 74 nhân sự của Báo Thái Nguyên, mới chỉ vỏn vẹn 3 người có khả năng làm đa phương tiện. Nhưng giờ, tổng số phóng viên đa phương tiện đã tăng lên 20 người, khá thuần thục việc dùng công cụ AI để tạo bài, sửa ảnh, làm e-magazine, infographics… 

Nhờ AI, tốc độ làm báo nhanh hơn, tốt hơn, nhiều ý tưởng sáng tạo hơn. Chẳng hạn, trước kia, họa sĩ cặm cụi ngồi vẽ mãi mới được một bức tranh minh họa, giờ sử dụng AI chỉ trong 1 phút xong ngay, và AI có thể đề xuất nhiều lựa chọn thú vị.

AI cũng giúp tòa soạn cải thiện cách làm, đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của công chúng. Qua khảo sát bằng các công cụ AI, Báo Thái Nguyên đã chuyển từ hướng làm clip dài 5 – 10 phút sang clip ngắn chỉ 30 giây – 1,5 phút; định lượng được số ảnh nên có trong 1 bài e-magazine...

Một trong những “bí quyết” thúc đẩy triển khai ứng dụng AI tại Báo Thái Nguyên là quy định “nếu trong 1 tháng không có tác phẩm đa phương tiện thì phóng viên bị hạ một bậc thi đua”.

Quyết tâm cao của Báo Thái Nguyên đã mang lại kết quả định lượng đáng khích lệ. Về hiệu quả kinh tế, thay vì phải trả 100.000 đồng cho 1 người đọc 1 tin, khi sử dụng AI chỉ mất vài triệu đồng/tháng mà số lượng tác phẩm đọc được có thể gấp 100 – 1.000 lần. Mặt khác, sau khi ứng dụng AI, lượng truy cập tăng gần 30% so với trước. 

“Công nghệ luôn đổi mới nhưng nguồn tiền để đầu tư cho một báo địa phương như Báo Thái Nguyên vẫn còn hạn chế. Đây là một trong những rào cản khiến chúng tôi vẫn chưa với tới những hệ thống công nghệ phức tạp, chất lượng cao. Rất mong các doanh nghiệp công nghệ có chính sách hỗ trợ các cơ quan báo chí địa phương dù nguồn kinh phí hạn hẹp vẫn có thể sử dụng được những công nghệ mới nhất để tiếp cận kịp thời xu hướng làm báo hiện đại trên thế giới”, Phó Tổng Biên tập Chu Thế Hà bày tỏ.

Bình Minh

分享到: