Ngày 16/4,ỉcầngiâyChatGPTđãsoạncholãnhđạotỉnhBắcGiangbàiphátbiểkét qua bóng da UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo về thực trạng, giải pháp nguồn lao động ngành công nghiệp bán dẫn. Hội thảo có sự tham gia của gần 30 đơn vị đại diện cho các cơ quan Nhà nước, trường học và nhiều công ty, doanh nghiệp có chung mối quan tâm.
Ông Mai Sơn - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang, đã đọc lại bài phát biểu khai mạc do ChatGPT soạn thảo.
“Chỉ với vài từ khoá, sau 41 giây, ChatGPT đã soạn cho tôi một bài phát biểu tương đối ổn định. Từ đó, chúng ta thấy được việc chủ động hơn nữa trong ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt là trong thời đại số”, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, tỉnh Bắc Giang, với vị thế chiến lược và tiềm năng phát triển đã và đang chứng kiến sự bùng nổ của ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng này, cần tập trung vào việc xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường và công nghệ. Thời gian tới, tỉnh sẽ quan tâm hơn nữa ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt là sức mạnh của chip bán dẫn và công nghệ AI.
"Hiện nay, công nghiệp bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế toàn cầu. Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn nên tỉnh Bắc Giang đã và đang tập trung chỉ đạo đảm bảo các điều kiện tốt nhất để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư thuộc ngành công nghiệp bán dẫn đến tỉnh Bắc Giang thực hiện đầu tư", ông Sơn cho biết.
Năng lực cạnh tranh của lao động Việt còn phải cải thiện
Ông Chung Won Seok - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hana Micron Vina cho biết, việc sản xuất sản phẩm chip bán dẫn trải qua 65 công đoạn và tất cả thực hiện qua hệ thống IT. Do đó, IT có vai trò quan trọng, đầu não của công ty để đảm bảo không có lỗi trong quá trình sản xuất.
Ông Chung Won Seok cho biết, thời gian tới, Công ty TNHH Hana Micron Vina dự kiến tuyển dụng thêm nguồn nhân lực. Tính đến thời điểm tháng 4/2024, công ty có trên 1.600 nhân sự, sản xuất 100 triệu con chip/tháng.
“Để chủ động nguồn nhân lực, từ năm 2023 đến nay, chúng tôi đã liên kết với các trường đại học, cao đẳng tại Bắc Giang đào tạo kỹ sư, để có thể làm việc ngay cho công ty”, ông Chung Won Seok nói.
Theo ông Chung Won Seok, về năng lực xử lý thiết bị khi có sự cố thì Việt Nam so với Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 30 - 70 - 90 điểm. Tuy nhiên, ông tin rằng Việt Nam còn tiến xa, nhanh hơn nữa so với các nước khác.
"Chúng tôi cố gắng hợp tác đào tạo, đồng hành trong ngành công nghiệp bán dẫn. Sinh viên thực tập sau đó làm luôn tại công ty, sẽ được nhận mức lương cao hơn một bậc so với nhân sự khác”, ông Chung Won Seok cho biết.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Ngọc, Phó trưởng ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh có 3 doanh nghiệp về sản xuất chất bán dẫn gồm Công ty TNHH Hana Micron Vina (vốn Hàn Quốc, đăng ký 643 triệu USD); Công ty TNHH Si Flex Việt Nam (vốn Hàn Quốc, đăng ký 299 triệu USD); Công ty TNHH Synergie Cad Việt Nam (vốn Pháp, đăng ký 21,2 triệu USD).
Số lao động tại các doanh nghiệp bán dẫn trên địa bàn là hơn 8.000 người, độ tuổi dưới 35 lên tới gần 6.700 người. Vị trí chủ yếu là tự động hóa, kỹ thuật điện tử, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, công nghệ hóa.
"Lao động Việt chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nên phải đào tạo từ đầu, từ 1-3 tháng, lao động nắm bắt công việc song cần giám sát của quản lý, chuyên gia. Từ 6 tháng đến 1 năm, họ mới thành thạo, làm việc độc lập, chủ động", ông Ngọc khẳng định.
Được biết, năm 2024, ngành bán dẫn tại tỉnh Bắc Giang cần thêm khoảng 1.900 lao động. Giai đoạn 2025-2030 khoảng 6.300 người.