Xã Tam Lập, huyện Phú Giáo: Nhiều hộ dân hiến đất làm đường, xây trường học_nhận định indonesia vs việt nam
Trước nhu cầu mở rộng đường giao thông nông thôn,ãTamLậphuyệnPhúGiáoNhiềuhộdânhiếnđấtlàmđườngxâytrườnghọnhận định indonesia vs việt nam xây trường cho con em học tập, nhiều hộ dân ở xã Tam Lập, huyện Phú Giáo đã đồng tình hiến hàng ngàn m2đất trị giá hàng trăm triệu đồng để xây trường, làm đường với mong muốn địa phương mình ngày càng giàu đẹp.
Phần đất để xây trường mẫu giáo xã Tam Lập do ông Lê Minh Hoàng hiến với mong muốn con em ở địa phương có điều kiện học tập tốt hơn. Ảnh: CÔNG KHANH
Khi ý Đảng hợp lòng dân
Điều làm chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi đến vùng đất này là sự đổi thay nhanh chóng. Những tuyến đường nhựa được kéo đến những ấp xa nhất trong xã. Đặc biệt, với phong trào Nhà nước và nhân dân cùng chung tay xây dựng giao thông nông thôn, không ít nông dân đã tự nguyện hiến đất để mở các tuyến đường liên tổ, liên ấp. Từ đó, hệ thống giao thông ở đây đã được đấu nối xuyên suốt. Không ít tuyến đường nhánh, đường hẻm người dân tự nguyện đóng góp hàng chục triệu đồng để tráng bê tông.
Ông Lê Minh Hoàng, một nông dân trong xã tâm sự, vào những năm 1990 xã Tam Lập còn là một vùng sâu thuộc xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, diện tích đất toàn là rừng chồi, việc đi lại của người dân rất khó khăn, ở đây không có trường lớp cho con em học tập. Em nào muốn đến lớp phải vượt cả chục km. Trong bối cảnh đó, năm 1992 gia đình ông Hoàng đã tự nguyện hiến 6.000m2 đất để xây dựng trường học cấp một và mẫu giáo, hiện nay là trường mẫu giáo xã Tam Lập. Thời điểm đó, nếu mảnh đất này đem bán, gia đình ông thu về khoảng 50 triệu đồng, bởi đất của gia đình ông nằm ở mặt tiền đường ĐH501, tuyến đường nối từ thị trấn Phước Vĩnh vào xã Tam Lập nên rất được giá. Tuy nhiên, không vì thế mà ông Hoàng nghĩ đến chuyện bán mua vì ông xuất thân từ một nhà giáo, nên ông hiểu được nỗi khổ của phụ huynh khi không có trường lớp cho con học. Hơn nữa, ông đã xem đây là quê hương thứ hai của mình nên không nỡ nhìn lũ trẻ lớn lên mà không có trình độ. Nghĩ vậy là ông hiến đất mà không đắn đo.
Đến năm 2006, khi nhu cầu trường lớp cho học sinh ở địa phương tăng lên, chính quyền địa phương vận động ông hiến thêm 1,1 ha đất để mở trường cấp 1 và cấp 2, đồng thời sẽ được hỗ trợ cho ông 300 triệu đồng là giá trị cây trồng và tài sản trên đất. Đúng vào thời điểm này giá đất đang tăng dần, đất của ông lại nằm vị trí mặt tiền đường nên rất giá trị. Tuy nhiên, sau khi bàn bạc với vợ con, ông lại một lần nữa đồng ý hiến đất trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. “Mình đầu tư cho thế hệ trẻ thì có mất mát gì đâu. Hạnh phúc nhất là nhìn những đứa trẻ ngày nào bây giờ đã bước chân vào ngưỡng cửa trường đại học, có đứa đã thành danh. Đặc biệt vào những ngày lễ, tết, thầy cô trong trường không bao giờ quên đến thăm tôi. Họ dành cho tôi một tình cảm sâu sắc. Có thể nói đó là những đền đáp xứng đáng cho tôi rồi. Có tiền cũng đâu mua được những tình cảm ấy”, ông Hoàng tâm sự với vẻ tự hào.
Người dân hiến đất làm đường
Không hiến nhiều đất như ông Hoàng, nhưng ở địa phương này có không ít hộ hiến hàng ngàn mét đất để làm đường. Cũng nhờ đó, địa phương đã và đang có một hệ thống giao thông xuyên suốt, khang trang nối liền các tổ, ấp. Ông Trịnh Đức Dũng, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Tam Lập, là một trong những người tiên phong trong việc hiến đất làm đường của xã. Năm 2007, ông Dũng đã hiến 3.000m2 đất và 140 cây cao su 5 năm tuổi đang khai thác để làm đường giao thông nông thôn nối tổ 5 với tổ 6 ấp Đồng Tâm. Ông Dũng cho biết, đất trong thời điểm đó có giá trị khoảng 600 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển địa phương nên hiến đất để làm đường là rất cần thiết, hơn nữa vào thời điểm này ông đang là đảng viên và giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Tam Lập nên cần làm gương, đi đầu trong phong trào để người dân noi theo. Sau đó, những đảng viên khác ở địa phương đã hưởng ứng vào tạo được sự đồng thuận cao từ người dân.
Ngoài ông Dũng còn có nhiều người dân hiến đất làm đường khác. Không chỉ hiến đất, mới đây, hộ anh Hà Phú Phi (người dân ở tổ 2, ấp Đồng Tâm) đã tự nguyện bỏ ra toàn bộ kinh phí khoảng 35 triệu đồng để làm một đoạn đường giao thông nông thôn tại hẻm của ấp Đồng Tâm. Anh Phi nói khi nhìn thấy cảnh người dân trong hẻm của ấp này đi lại khó khăn, trẻ em đi học thì bị sình lầy khi gặp trời mưa nên anh chủ động vận động người dân ai có công thì góp công, còn toàn bộ kinh phí 35 triệu đồng để mua vật liệu thì anh tự nguyện đóng góp để xây dựng con đường này.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, học tập ở địa phương, hiện nay, người dân xã Tam Lập rất đồng tình và phấn khởi, ủng hộ chủ trương xây dựng nông thôn mới với những việc làm thiết thực. Và mong rằng những nghĩa cử cao đẹp như của ông Hoàng, ông Phi, ông Dũng... sẽ còn được lan tỏa, nhân rộng để xã Tam Lập trở thành một địa phương ngày càng giàu đẹp…
CÔNG KHANH
相关文章
Tiên phong bán ô tô online, hãng xe Việt thu kết quả ‘không tưởng’
Mô hình này đã bước đầu chứng minh hiệu quả vượt trội với gần 10.000 đơn đặt cọc xe ô tô điện VF e342025-01-24Giải trượt băng nghệ thuật Việt Nam 2019: Khánh Linh toả sáng
Tham dự giải đấu năm nay có sự góp mặt của hơn 50 VĐV đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn2025-01-24Hàn Quốc thông tin về việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo ra biển
Theo Yonhap, trong sáng ngày 26/6, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (JCS) đã thông báo về việc Tri2025-01-24Hơn 130 triệu cho nhà vô địch giải cầu lông Việt Nam Open 2019
Giải năm nay quy tụ 294 tay vợt đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, các VĐV tranh tài ở 5 nội dung2025-01-24Người bán sách lậu ngang nhiên vòi 'tiền cà phê', ' tiền ủng hộ'
Ebook lậu xuất hiện trên Google Play. Ảnh: IBTimes.Từ nhiều năm nay, thị trường sách điện tử tại Việ2025-01-24Sự tàn độc khủng khiếp của IS qua những con số
14 năm qua, từ khi Mỹ tuyên bố "cuộc chiến chống khủng bố", thế giớivẫn chưa có chiến thắng nào thực2025-01-24
最新评论