Theốndùngnãongườiđểđàkq bóng đá tay ban nhao The Independent, trong bằng sáng chế, gã khổng lồ phần mềm đề xuất một phương pháp tạo ra tiền mã hóa hoàn toàn mới. Đó là giám sát hoạt động não và các dữ liệu sinh trắc học cá nhân khác của người dùng.
Bằng sáng chế "Hệ thống tiền mã hóa sử dụng dữ liệu hoạt động cơ thể" mô tả cách gắn các cảm biến khác nhau vào cơ thể người, theo dõi thông tin của họ và chuyển thành tiền mã hóa thông qua quá trình “khai thác”.
Sóng não người có thể dùng vào việc tạo ra tiền mã hóa. Ảnh: Adobe. |
Hiện nay, tiền mã hóađược khai thác bằng cách sử dụng sức mạnh xử lý của máy tính để giải quyết các thuật toán phức tạp. Ý tưởng của Microsoft mang đến một phương thức mới.
Theo đó, quy trình này thực hiện thông qua "hoạt động cơ thể người gắn với một nhiệm vụ" và theo dõi kết quả bằng các cảm biến sinh trắc học.
"Ví dụ, sóng não hoặc nhiệt độ cơ thể phát ra khi người dùng thực hiện nhiệm vụ do nhà cung cấp yêu cầu, chẳng hạn như xem quảng cáo, sử dụng các dịch vụ Internet nhất định", bằng sáng chế giải thích.
"Thay vì giải quyết các phép tính khổng lồ bằng hệ thống máy móc, dữ liệu được tạo ra dựa trên hoạt động cơ thể. Nó có thể xem là bằng chứng công việc. Như vậy, người dùng giải quyết vấn đề một cách vô thức".
Hệ thống khai thác kết nối với các cảm biến khác nhau trên cơ thể để phát hiện hoạt động cần thiết của người dùng, từ đó tạo ra tiền mã hóa. Các cảm biến có thể được sử dụng gồm máy quét MRI, máy đo thân nhiệt, nhịp tim và cảm biến hồng ngoại.
Ngoài sóng não và nhiệt độ cơ thể, các chỉ số khác có thể được theo dõi bao gồm "dòng chảy của chất lỏng cơ thể", "hoạt động và chuyển động của các cơ quan".
Bằng sáng chế liệt kê 28 khái niệm khác nhau về những hoạt động có thể được sử dụng để khai thác tiền điện tử, bao gồm duyệt mạng xã hội, tương tác với bot trò chuyện trí tuệ nhân tạo hoặc truy cập trang web.
Microsoft chưa xác định loại tiền mã hóa nào được khai thác thông qua phương pháp này. Đó có thể là mạng lưới thanh toán kỹ thuật số hoàn toàn mới, dựa trên blockchain phát triển riêng.
Theo Zing/The Independent
Neuralink, dự án đầy tham vọng của tỷ phú công nghệ Elon Musk nhằm cấy ghép chip máy tính vào não người, đã tiến một bước quan trọng khi cấy ghép thành công chip vào não khỉ.