Từ nhỏ,ươngthấpcôgiáolàmthêmcôngviệcgiaohàngđểtrảnợhọcphívòng loại u21 châu âu cô giáo Shonnita Leslie đã có niềm đam mê với giáo dục. Tuy nhiên, sau khi lấy được bằng cử nhân Xã hội học và bằng thạc sĩ Giáo dục tâm lý học chuyên ngành Tư vấn học đường vào năm 2009, cô phải gánh khoản nợ học phí lên đến 101.000 USD (2,5 tỷ đồng). Số tiền này khiến cô đến giờ vẫn phải vật lộn để trả nợ.
"Thời điểm tôi ra trường cũng là lúc cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 diễn ra. Do đó, tôi khó tìm được công việc ổn định có thu nhập tốt để trả nợ học phí", cô Shonnita chia sẻ với CNBC.
Công việc đầu tiên cô Shonnita làm là giáo viên tư vấn tại một trường công ở Connecticut (Mỹ). Tuy nhiên, vị trí này có mức lương tương đối thấp nên cô muốn tìm cơ hội khác tốt hơn. Cuối cùng, nữ giáo viên chuyển đến Houston, Texas (Mỹ). Tại đây, cô đảm nhận vị trí điều phối chương trình tại một trường đại học. Thời gian rảnh, nữ giáo viên đi giao hàng thêm, thậm chí là viết lách tự do.
Chọn giáo dục vì đam mê
Lớn lên ở Connecticut (Mỹ), cô Shonnita sống trong một gia đình có truyền thống làm giáo dục. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến việc cô theo đuổi sự nghiệp. Tuy nhiên, vì không tính đến thu nhập trong ngành giáo dục nên cô phải gánh khoản nợ học phí lớn.
"Tôi đã chạy theo đam mê nhưng không tính đến lương giáo viên và những khoản nợ học phí. Ngành giáo dục đòi hỏi chi phí đầu tư bằng cấp cao nhưng lương lại không xứng đáng", nữ giáo viên thừa nhận.
Dù phải trả khoản nợ học phí suốt 15 năm, cô Shonnita vẫn cho là xứng đáng để theo đuổi đam mê. "Đây là công việc tôi yêu thích và đã ngấm vào máu cả gia đình tôi", cô Shonnita cho hay.
Xóa nợ nhờ công việc giao hàng
Kiên trì gắn bó với ngành giáo dục suốt hơn 10 năm, cuối cùng nữ giáo viên cũng được đền đáp xứng đáng. Cô đủ điều kiện để được xóa nợ thông qua chương trình Xóa nợ cho các khoản vay dịch vụ công (PSLF)của Bộ Giáo dục Mỹ. Nữ giáo viên được xóa nợ 60.000 USD (1,5 tỷ đồng).
Tuy nhiên, vì có thêm khoản vay tư nhân nên cô không đủ điều kiện để được xóa số tiền còn lại là 41.000 USD (hơn 1 tỷ đồng). Do đó, nữ giáo viên quyết định đi giao hàng bán thời gian để có thêm thu nhập trả nợ.
"Tôi sẽ không thể trả hết nợ nếu chỉ làm giáo viên. Giao hàng là việc phù hợp nhất tôi có thể làm bên cạnh công việc chính". Từ năm 2018-2023, công việc này đã giúp nữ giáo viên thu về 72.000 USD (1,8 tỷ đồng).
Năm 2018, khi bắt đầu công việc, cô chỉ kiếm được 6.324 USD/năm (160 triệu đồng). Tuy nhiên, sau 1 năm, thu nhập của nữ giáo viên từ việc giao hàng lên đến 18.000 USD (458 triệu đồng).
Nữ giáo viên cho biết thêm, thường giao hàng sau giờ làm việc ở trường. Trước đó, cô thường dành 30 tiếng/tuần để đi giao hàng. Hiện tại, nữ giáo viên chỉ dành khoảng 5 tiếng/tuần để làm công việc này.
Tính đến nay, khoản nợ học phí của nữ giáo viên chỉ còn 18.000 USD (458 triệu đồng). "Đối với tôi, việc giải quyết được khoản nợ lớn rất quan trọng. Nhờ đó, tôi có thể tập trung vào việc chăm sóc bản thân, sức khỏe và tinh thần của mình", nữ giáo viên cho hay.
Hiện tại, khoản nợ học phí của nữ giáo viên đã nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, cô vẫn làm nghề giao hàng. "Tôi không làm cật lực như trước nhưng việc có thêm nguồn thu nhập khiến tôi vui", nữ giáo viên cho hay.
Ở tuổi 40, ngoài công việc tại trường học, nữ giáo viên còn đang khởi nghiệp dự án Noir in Color, chuyên cung cấp dịch vụ viết bài tự do về các chủ đề như tài chính cá nhân và ý tưởng kiếm thêm thu nhập. Mục tiêu tương lai của cô là trả hết nợ và tự do làm những gì mình muốn.
Chỉ còn 2,2 tỷ, trường học đầu tiên nghỉ hè vì không đủ tiền trả lương giáo viênTừ ngày mai (26/4), Trường Quốc tế Mỹ, TP.HCM cho học sinh nghỉ hè, kết thúc năm học sớm hơn 1 tháng so với lịch chung của cả nước.(责任编辑:Cúp C1)