Ngày 28/10,ĐẩymạnhnghiêncứuvàpháttriểnngànhViệtNamhọtỷ lệ kèo 88 trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ VI, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức Diễn đàn khoa học “Việt Nam học: Thành tựu và Triển vọng”.Đây là nơi để các nhà khoa học chia sẻ, đánh giá những thành tựu đạt được trong nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học thời gian qua và chỉ ra những vấn đề tồn tại, hạn chế cũng như xác định đường hướng phát triển của ngành Việt Nam học trong thời gian tới.
Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân bày tỏ kỳ vọng, các nhà khoa học, học giả cùng đóng góp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam thông qua những sáng kiến, đề xuất nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, giúp Việt Nam phát triển bền vững; đồng thời góp phần nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với thế giới.
Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân
Tại diễn đàn, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn cho biết, nghiên cứu Việt Nam dưới tiếp cận của từng khoa học chuyên ngành đã được thực hiện ở cả trong và ngoài nước từ nhiều thế kỷ trước. Tuy nhiên, nghiên cứu Việt Nam với tư cách là một khoa học liên ngành dựa trên những lý thuyết và phương pháp mới chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ trong khoảng hơn nửa thế kỷ gần đây.
GS.TSKH Vũ Minh Giang cho biết thêm, trong chiến lược phát triển chung, Trung tâm phối hợp nghiên cứu Việt Nam đã được thành lâp tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội – tiền thân của ĐH Quốc gia Hà Nội, bắt đầu xây dựng ngành Việt Nam học theo định hướng nghiên cứu liên ngành. Đây là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam kết nối với giới nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài hợp tác triển khai các chương trình nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam.
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội được thành lập năm 2004 với chức năng triển khai nghiên cứu khoa học và đào tạo về Việt Nam học. Bên cạnh đó, lĩnh vực nghiên cứu Việt Nam còn được triển khai và đào tạo tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Khu vực học, trong đó có Việt Nam học tại Trường ĐH Việt Nhật. Ngoài ra, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng tổ chức nhiều hoạt động học thuật nhằm mở rộng, tăng cường kết nối nghiên cứu Việt Nam ở trong nước và quốc tế.
Bàn về tình hình nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản trong 20 năm qua, GS. Furuta Motoo - nguyên Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội) đã chỉ ra những thách thức hiện tại và triển vọng hướng tới tương lai.
Theo GS. Furuta Motoo, đa dạng hóa và tiếp cận thực tế xã hội Việt Nam qua điều tra điền dã là thế mạnh của ngành Việt Nam học tại Nhật Bản hiện nay. Tuy nhiên, số lượng nhà nghiên cứu về Việt Nam học đang dần thu hẹp. Đây là xu hướng chung của lĩnh vực Khu vực học và nhiều lĩnh vực khác của khoa học xã hội và nhân văn ở Nhật Bản.
GS. Furuta Motoo cũng nhấn mạnh, trong tương lai, cần phát triển ngành Việt Nam học theo định hướng khu vực học để làm sáng tỏ vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế và định nghĩa lại bản sắc Việt Nam.
Chia sẻ một số kinh nghiệm giảng dạy ngành Việt Nam học tại Trường ĐH Charles, Cộng hòa Séc, TS. Bình Slavická cho biết, ngành Việt Nam học được coi là một trong những ngành chiến lược của Khoa Triết học, Trường ĐH Charles, CH Séc. Nguyên tắc giảng dạy tiếng Việt ở Trường ĐH Charles là“Lấy ngữ âm ngữ pháp làm trọng, kỹ năng diễn đạt nói, nghe, đọc, viết là đích”,vì vậy, bước quan trọng đầu tiên là ngữ âm và ngữ pháp.
Chương trình giảng dạy tiếng Việt dành cho ngữ âm chiếm phần lớn thời lượng. Điều đó cho thấy việc quan tâm đúng mức về ngữ âm đem lại sự tự tin nhất định cho người học. Bên cạnh đó, các hiện tượng ngữ pháp được giảng viên giới thiệu từ đơn giản đến phức tạp và minh họa bằng những ví dụ cụ thể, dễ hiểu, giúp sinh viên nắm vững nội dung của bài trước để hiểu được bài tiếp theo.
Thảo luận tại diễn đàn, GS.TS Mai Trọng Nhuận – Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, một trong những hướng nghiên cứu tiếp theo về Việt Nam cần được quan tâm là vấn đề phát triển kinh tế song song với trách nhiệm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đối sánh với các quốc gia trên thế giới về việc đối phó với các thách thức trong bối cảnh hiện nay sẽ góp phần giúp Việt Nam phát triển toàn diện về mọi mặt.
Thời Vũ
Hơn 50% các nghiên cứu được công bố quốc tế là của học giả nước ngoài.