Thủ tướng Chính phủNguyễn Tấn Dũng. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN) Nhân dịp năm mới 2014, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chínhphủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài viết với tiêu đề "Hoàn thiện thể chế, pháthuy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nềntảng phát triển nhanh và bền vững." Sau đây là toàn văn bài viết: Trong năm qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã nỗ lựcvượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tếvĩ mô ổn định tốt hơn, tăng trưởng cao hơn và lạm phát thấp hơn năm 2012. Vănhóa, xã hội, bảo vệ môi trường có bước tiến bộ. Quốc phòng, an ninh được bảođảm. Hoạt động đối ngoại đạt nhiều thành tựu. Chính trị-xã hội ổn định. Vị thếnước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Thực hiện Kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chínhphủ đã có Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội năm 2014. Trong đó xác địnhTăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn, tạothuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, phấn đấuđạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2013. Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hộivà cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường q uốc phòng, an ninh . Nâng cao hiệuquả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Mặc dù kinh tế thế giới đã có những tín hiệu phục hồi; kinhtế-xã hội nước ta chuyển biến tích cực nhưng khó khăn, thách thức còn lớn, đòihỏi cả hệ thống chính trị phải thống nhất hành động với quyết tâm cao để hoànthành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014. Đồng thời triểnkhai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ trung và dài hạn nhằm tạo nền tảng chophát triển nhanh và bền vững. Tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền,phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựngnông thôn mới. Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhậpquốc tế sâu rộng. Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do với yêu cầu caohơn, toàn diện hơn tạo ra nhiều cơ hội cho hợp tác cùng phát triển nhưng sự tùythuộc lẫn nhau cũng tăng lên và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Báo cáo thườngniên của nhiều tổ chức quốc tế đều xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nềnkinh tế. Đây là chỉ báo tham khảo quan trọng về vị trí của từng quốc gia trongcuộc ganh đua toàn cầu. Quốc gia nào có năng lực cạnh tranh cao sẽ có nhiều cơhội để vượt lên, phát triển nhanh và bền vững. Năng lực cạnh tranh được quyết định bởi nhiều yếu tố, trongđó chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh có tầm quan trọng hàng đầu. Chấtlượng thể chế không chỉ tác động như một yếu tố tự thân mà còn ảnh hưởng cótính quyết định đến môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của cả nền kinhtế, của từng doanh nghiệp và là điều kiện tiên quyết để phát huy có hiệu quảlợi thế quốc gia. Không thể có được năng lực cạnh tranh cao nếu không có mộtthể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại. Nhìn lại gần 30 năm qua, những bước phát triển vượtbậc của đất nước ta đều gắn liền với những đổi mới có tính quyết địnhvề thể chế, bản chất là mở rộng dân chủ, thực hiện cơ chế thị trường trong hoạtđộng kinh tế mà bước đột phá lớn và toàn diện là từ Đại hội VI của Đảng. Đột phá trong quản lý nông nghiệp bắt đầu từ Khoán 10đã đưa Việt Nam từ thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo vànhiều nông sản hàng đầu thế giới. Mở rộng mạnh mẽ quyền tự do kinhdoanh với việc ban hành Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật đầu tưnước ngoài... đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi trì trệ, phát triển năngđộng với tốc độ cao. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra không gianphát triển mới, rộng mở hơn. Những quyết sách đổi mới phù hợp của Đảng và Nhà nước ta đãđưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành quốc gia đang phát triểncó thu nhập trung bình và công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt thành tựuấn tượng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của nước tachậm được cải thiện. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã chậmlại. Xã hội có không ít vấn đề bức xúc. Một trong những nguyên nhân là độnglực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩyphát triển. Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăngtrưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ Đổimới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân. Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đãchỉ rõ Nước ta là một nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về Nhân dân. Đảngta đã khẳng định Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong xây dựng và bảovệ Tổ quốc. Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển củaxã hội loài người. Từ chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến và từ chế độ phongkiến lên chế độ tư bản là những bước tiến dài về dân chủ. Chế độ xã hội chủnghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắmchắc ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nướccũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân. Dân chủ sẽ phát huykhả năng sáng tạo của mỗi người, góp phần xóa bỏ mặc cảm, tăng cường gắn kết xãhội và khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển rất nhanh,đặc biệt là công nghệ thông tin, thế hệ trẻ nước ta được trang bị kiến thứcngày càng cao và phần lớn thường xuyên truy cập internet để giao lưu, học hỏi,khám phá và chiêm nghiệm thực tế. Thế hệ này đang và sẽ đóng vai tròquyết định đối với sự phát triển cũng như vận mệnh của đất nước.Đây vừa là áp lực vừa là điều kiện thuận lợi để chúng ta tăng cường dân chủ vàhoàn thiện thể chế. Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong mộtthể chế chính trị hiện đại. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch Hồ ChíMinh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây là mối quanhệ giữa dân chủ và kỷ cương. Người viết “Trăm điều phải có thần linh phápquyền”. Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảmđược công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xétcẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự antoàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luậtđể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, côngchức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý củaNhà nước đều phải minh bạch. Hiến pháp sửa đổi năm 2013 vừa được Quốc hội thông qua đã mởra không gian Hiến định mới để chúng ta thực hiện tư tưởng lớn của Chủ tịch HồChí Minh. Không một quốc gia nào có thể thực hiện quyền dân chủ trực tiếp ở tấtcả các cấp cũng như trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng dân chủtrực tiếp càng sâu rộng và thực chất thì dân chủ đại diện càng hiệu quả. Vìvậy, phải đặt mối quan hệ giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong tổngthể các giải pháp bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân. Phải mở rộng dân chủ trựctiếp và hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Sớmthực hiện thí điểm Nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã theo Nghịquyết Trung ương 5 khóa X. Đồng thời, phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội,tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựachọn cán bộ. Nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của Quốc hội, Hội đồng nhândân các cấp và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan hoạch địnhchính sách. Để phát huy tốt nhất quyền làm chủ của Nhân dân, Nhà nướcphải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển . Nhà nước không làm thay dân màphải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cầnthiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chínhmình và đóng góp cho xã hội. Chỉ khi dân giầu thì nước mới mạnh. Xã hội hóakhông chỉ để huy động các nguồn lực mà còn tạo điều kiện cho xã hộithực hiện những chức năng, những công việc mà xã hội có thể làm tốt hơn.Và chỉ như vậy mới có thể xây dựng được một bộ máy hành chính nhà nướctinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Nhà nước phải bảo đảm và phát huy được quyền làm chủ thựcsự của người dân, nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách, quyền lựa chọnngười đại diện cho mình và quyền sở hữu tài sản. Quyền làm chủ phải đi đôi vớitrách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân mà trước hết là phải tuân thủ phápluật. Nhà nước phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng theo cơchế thị trường; kiểm soát chặt chẽ và xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũngnhư những cơ chế chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh. Pháp luậtvà cơ chế chính sách phải tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân và doanh nghiệpphát triển sản xuất kinh doanh. Tài nguyên, nguồn lực của quốc gia phải đượcphân bổ tới những chủ thể có năng lực sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất chođất nước. Nhà nước phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chấtlượng cao và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xãhội đáp ứng yêu cầu phát triển. Phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạomôi trường và điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhà nước phải xây dựng cho được bộ máy tinh gọn, hiệu lựchiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyênnghiệp cao. Mọi cơ quan, công chức đều phải được giao nhiệm vụ rõ ràng. Việcđánh giá tổ chức, cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệmvụ. Phải hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm soát thực thi công vụ.Người đứng đầu cơ quan hành chính phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiệnchức năng nhiệm vụ được giao và phải được trao quyền quyết định tương ứng về tổchức cán bộ. Phải tăng cường tương tác giữa các cơ quan trong bộ máy nhànước và giữa bộ máy nhà nước với các tổ chức chính trị-xã hội. Mở rộng đốithoại với người dân và doanh nghiệp bằng nhiều hình thức để Nhà nước, cán bộ,công chức gần dân hơn và chủ trương, chính sách, pháp luật sát với thực tiễnhơn. Sự phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải trên cơ sởbảo đảm tính độc lập theo chức năng được phân công và yêu cầu kiểm soát lẫnnhau, bổ trợ cho nhau theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phát huychủ động, sáng tạo của cấp dưới, đồng thời bảo đảm quản lý thống nhất của cả hệthống. Thường xuyên tăng cường ổn định chính trị-xã hội. Trên tinh thần đó, năm 2014 phải tập trung sức cao nhất xâydựng, sửa đổi các luật để thực hiện Hiến pháp. Đồng thời rà soát bổ sung thểchế - cơ chế chính sách, kiện toàn tổ chức bộ máy nhằm tiếp tục đẩy mạnh xâydựng nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân và hoànthiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường hiệulực hiệu quả thực thi pháp luật, kỷ luật kỷ cương, xây dựng bộ máy nhà nướctrong sạch, vững mạnh. Đề cao trách nhiệm của tập thể Chính phủ và từng thànhviên Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật,bảo đảm tiến độ và chất lượng. Trong những năm qua, chúng ta đã có bước tiến dài về Hoànthiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạolập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Đây cũng là một độtphá chiến lược đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI. Trong nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết phải tôn trọng đầy đủcác quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có công cụ điều tiết vàchính sách phân phối để bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Thời gian tới phảitiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt đột phá chiến lượcnêu trên, trong đó tập trung giải quyết hai vấn đề quan trọng có liên quan chặtchẽ với nhau là thực hiện giá thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu vàbảo đảm cạnh tranh bình đẳng. Phải thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường đối với tấtcả các hàng hóa, dịch vụ. Những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước đangđịnh giá phải tính đúng, tính đủ chi phí, công khai minh bạch các yếu tố hìnhthành giá và kiên định thực hiện giá thị trường theo lộ trình phù hợp. Đồngthời có chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộcthiểu số, vùng sâu, vùng xa. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phải hoạt độngtheo cơ chế thị trường. Xóa bỏ tình trạng độc quyền doanh nghiệp và những cơchế chính sách tạo ra bất bình đẳng trong kinh doanh, nhất là trong tiếp cậncác nguồn lực. Phải kiên quyết thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước,trọng tâm là cổ phần hóa, kể cả các tập đoàn kinh tế; thoái vốn đầu tư ngoàingành và bán phần vốn mà Nhà nước không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trường,bao gồm cả doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp nhà nước chỉtập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòngan ninh. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, côngích. Hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sởhữu nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra của chủsở hữu nhà nước. Kiện toàn cán bộ quản lý và nâng cao năng lực quản trị doanhnghiệp. Thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhànước theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật vàkhông nghiêm túc thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Chỉ có như vậy, chúng ta mới tạo được môi trường cạnh tranhbình đẳng và nâng cao được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tăngcường sức mạnh của kinh tế nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơcấu nền kinh tế. Thực hiện đường lối Đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã cóbước phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn vào thành tựu chung của đất nước.Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đang giảm dần và bộc lộnhững hạn chế yếu kém của một nền nông nghiệp dựa trên kinh tế hộ manh mún,thiếu liên kết, năng suất và chất lượng thấp trong bối cảnh cạnh tranh ngàycàng gay gắt. Vì vậy, phải thực hiện hiệu quả ba đột phá chiếnlược, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế đặc biệtlà đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, pháttriển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là nội dung quan trọng trongtái cơ cấu nền kinh tế và cũng là đòi hỏi bức xúc cần phải được triển khaimạnh mẽ bằng nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó phải tập trung thực hiện đồngthời việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất nôngnghiệp. Phải đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủthể để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nhà nước cócơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là côngnghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩynhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn. Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đadạng, nhất là giữa người nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, dịch vụ vớiquy mô phù hợp. Hình thành chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủthể tham gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Tập trung phát triển sản phẩmcó lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ. Từng bướchình thành những tổ hợp nông-công nghiệp-dịch vụ công nghệ cao, gắn kết chặtchẽ với người nông dân và hướng tới xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp đachức năng, phát triển bền vững. Thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, pháttriển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chú trọngcông nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp sử dụng nhiều lao động để thúc đẩytập trung ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn. Đổi mớiphương thức và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề. Huy động các nguồn lực đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng. Thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.Quan tâm bảo vệ môi trường; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyềnthống, tập quán tốt đẹp của làng quê Việt Nam. Khẩn trương sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa Xvề nông nghiệp, nông dân, nông thôn để đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nền nôngnghiệp và xây dựng nông thôn mới. Ba năm qua, kể từ Đại hội Đảng lần thứ XI, toàn Đảng, toànquân, toàn dân ta phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Chúng ta đãdành nhiều công sức, nguồn lực để giải quyết những vấn đề trước mắt và đạt đượcnhững kết quả quan trọng. Đồng thời cũng đã chú trọng thực hiện nhiệm vụ trungvà dài hạn nhưng kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu. Thực tiễn cho thấy nếukhông giải quyết tốt những nhiệm vụ này thì sẽ không bảo đảm được ổn định kinhtế vĩ mô vững chắc, không khai thác có hiệu quả được tiềm năng của đất nước vàcơ hội trong hội nhập quốc tế và cũng không tạo lập được nền tảng cho pháttriển nhanh, bền vững. Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề. Khó khăn, thách thức là rấtlớn. Nhưng đây là cơ hội để thúc đẩy Đổi mới mạnh mẽ hơn. Đòi hỏi phải có quyếttâm và bản lĩnh chính trị rất cao. Bản lĩnh của Đảng và Nhân dân ta đã tỏa sángtrong đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Bản lĩnh đó cũngđã tỏa sáng khi đất nước ta đối mặt với khủng hoảng kinh tế-xã hội những nămđầu thập niên 80 của thế kỷ trước để hình thành đường lối Đổi mới. Ngày nay, thế và lực của chúng ta đã mạnh hơn nhiều. Nhấtđịnh bản lĩnh đó sẽ lại tỏa sáng để Đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới theotinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đưa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc lên tầm cao mới vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa-dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh./. Phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)khoảng 5,8%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.100 USD; kim ngạch xuất khẩutăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu; tốc độ tăng giátiêu dùng (CPI) khoảng 7%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng30% GDP; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước 5,3% GDP. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7%-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%;tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thànhthị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52%; thu nhập bình quân đầu ngườităng khoảng 20%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới15,5%; s ố giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt22,5 giường. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lýđạt 85%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lýnước thải đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 80%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5%. Theo TTXVN |