搜索

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam_soi kèo 88

发表于 2025-01-27 05:40:44 来源:Betway

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính,àmsâusắchơnnữaquanhệĐốitácchiếnlượcViệsoi kèo 88 Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-17.11.2022.

Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tới Việt Nam kể từ khi bà Jacinda Ardern được bổ nhiệm làm Thủ tướng.

Chuyến thăm sẽ góp phần củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa hai nước như chính trị-ngoại giao, quốc phòng-an ninh, kinh tế, đầu tư, lao động, giáo dục, công nghệ, biến đổi khí hậu, chuyển đổi số…

Quan hệ đối tác chiến lược không ngừng phát triển

Việt Nam và New Zealand thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 19-6-1975. Hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện (9/2009); ký Chương trình Hành động giai đoạn 2013-2016 triển khai quan hệ Đối tác Toàn diện (2013), ra Tuyên bố chung về tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Toàn diện hướng tới Đối tác Chiến lược (3/2015).

Hai nước tái khẳng định tinh thần hướng tới Đối tác Chiến lược trong chuyến thăm New Zealand của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (1- 3.12.2016); ký Chương trình Hành động giai đoạn 2017-2020 bên lề Hội nghị Cấp cao APEC 2017; chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược dịp Hội đàm cấp cao trực tuyến giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern (22.7.2020) và ký Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược 2021-2024 (12/2021).

Trong chính sách đối ngoại, New Zealand luôn khẳng định coi trọng quan hệ với Việt Nam; coi Việt Nam là nhân tố quan trọng trong chính sách đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ngày 10/11/2020, New Zealand công bố khoản cứu trợ khẩn cấp trị giá 170.000 NZD cho đồng bào chịu ảnh hưởng lũ lụt tại miền Trung Việt Nam.

Hai nước gần đây thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao. Về phía New Zealand có các chuyến thăm của: Toàn quyền Jerry Mateparae (8/2013); Thủ tướng John Key (7/2010 và 11/2015); Thủ tướng Jacinda Ardern (dự HNCC APEC 11/2017); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Bill English thăm làm việc (9/2013); Bộ trưởng Ngoại giao Murray McCully thăm làm việc (2010, 2012, 2014, 4/2017); Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Damien O’Connor (8/2018); Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại Vangelis Vitalis (10/2018). Thủ tướng Jacinda Ardern có kế hoạch thăm chính thức Việt Nam kết hợp dự Cấp cao ASEAN – New Zealand (6-8.4.2020), tuy nhiên, chuyến thăm bị hoãn vì tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Về phía Việt Nam có các chuyến thăm của: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (9/2009), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (4/2012), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (3/2015); Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (3/2018); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (11/2016); Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (11/2019); Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (9/2022).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern chứng kiến lễ ký Kế hoạch hợp tác chiến lược giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Cơ quan Giáo dục New Zealand về giáo dục-đào tạo giai đoạn 2018-2020, ngày 13/3/2018, trong chuyến thăm.

Hai nước đã tổ chức các cơ chế song phương: Tham khảo Chính trị (lần thứ 12, ngày 13.5.2021), Ủy ban Hỗn hợp về Kinh tế và Thương mại, Đối thoại Chính sách Quốc phòng, Đối thoại nông nghiệp được tổ chức đều, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (9/2022).

Trong hợp tác lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hai bên duy trì trao đổi đoàn, hợp tác chia sẻ thông tin trong khuôn khổ Thỏa thuận song phương. New Zealand hỗ trợ Việt Nam tổ chức các khóa tập huấn về chống khủng bố, kỹ thuật hình sự và điều tra, phòng chống tội phạm rửa tiền, tội phạm công nghệ cao, y tế cứu thương chiến thuật.

Hai bên hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ Interpol cũng như Tuyên bố chung ASEAN-New Zealand năm 2005 về hợp tác chống khủng bố quốc tế. Hai bên tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ đào tạo, nhất là tiếng Anh chuyên ngành gìn giữ hòa bình, duy trì các chuyến thăm của tàu hải quân và cơ chế Đối thoại Quốc phòng song phương.

Trên diễn đàn đa phương, Việt Nam và New Zealand là thành viên của các tổ chức, diễn đàn khu vực, quốc tế quan trọng: Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC),

Hội nghị Á-Âu (ASEM) và một số cơ chế hợp tác của ASEAN; ủng hộ, phối hợp chặt chẽ trong thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). 

Đối tác kinh tế quan trọng

Cùng với hợp tác chính trị-an ninh, quốc phòng, ngoại giao, Việt Nam và New Zealand còn là những đối tác kinh tế quan trọng của nhau.

Việt Nam là đối tác lớn thứ 16 của New Zealand. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng đều qua các năm, từ 300 triệu USD năm 2009 tới 750 triệu USD năm 2013 (tốc độ tăng bình quân khoảng 20%/năm). Năm 2021 đạt xấp xỉ 1,3 tỷ USD, tăng 26,7% so với năm 2020. 9 tháng đầu năm 2022 đạt 1,1 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Hai bên đã tổ chức thành công kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban Hỗn hợp về Kinh tế-Thương mại Việt Nam-New Zealand theo hình thức trực tuyến (10/2020).

Về đầu tư, tính đến tháng 10/2022, New Zealand có 49 dự án đầu tư với tổng số vốn 210,18 triệu USD, đứng thứ 39/139 quốc gia và lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Việt Nam có 11 dự án đầu tư tại New Zealand với tổng vốn đăng ký 38,4 triệu USD.

Về ODA, New Zealand dành cho Việt Nam nguồn ODA ổn định và tăng dần theo từng năm, từ 3,2 triệu NZD (tương đương 2,3 triệu USD) năm tài khóa 2003-2004 lên tới 10,5 triệu NZD (khoảng 7,4 triệu USD) năm tài khóa 2012-2013; 26,66 triệu NZD (tương đương 18,6 triệu USD) giai đoạn 2015-2018; tập trung vào các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo, phát triển nông nghiệp-nông thôn bền vững. New Zealand cam kết dành cho Việt Nam 26,7 triệu NZD ODA không hoàn lại cho giai đoạn 1/7/2021-30/6/2024 (tương tự giai đoạn 2018-2021).  

Trong lĩnh vực nông nghiệp, hai bên nhất trí ưu tiên xem xét các yêu cầu tiếp cận thị trường đối với khoai tây (củ tươi dùng làm thương phẩm, củ giống), vẹm xanh của New Zealand và hoa cúc, hoa hồng, hoa huệ, bưởi, chanh, vú sữa, nhãn của Việt Nam.

Cho đến nay, xoài, thanh long, chôm chôm, và cá tra/basa của Việt Nam đã được xuất vào thị trường New Zealand. Việt Nam đang đề nghị New Zealand tiếp tục cấp phép nhập khẩu cho quả chanh và bưởi.

Nhân dịp Hội đàm cấp cao trực tuyến (7/2020), hai bên đã ký kết Thỏa thuận về tạo thuận lợi thông quan sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản thông qua việc sử dụng chứng nhận điện tử.

Đa dạng, phong phú các lĩnh vực hợp tác khác

Giáo dục đào tạo cũng là một lĩnh vực hợp tác sôi động giữa hai nước. Hiện nay, có khoảng 2.700 học sinh, sinh viên Việt Nam đang theo học tại New Zealand.

Mỗi năm khoảng 25 cán bộ các bộ, ngành Việt Nam thụ hưởng học bổng ELTO, ELTSO và ASEAN do Chính phủ New Zealand đài thọ.

Hai nước đã ký Thỏa thuận Hợp tác giáo dục giai đoạn 2015-2020 (8/2015), Kế hoạch hợp tác chiến lược Việt Nam – New Zealand về giáo dục giai đoạn 2018-2020 (11/2018). New Zealand tiếp tục cấp học bổng cho Việt Nam với 30 suất học bổng/năm cho các chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ, duy trì Chương trình đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, quan chức cao cấp Việt Nam.

Nhân dịp hội đàm cấp cao trực tuyến (7/2020), hai bên đã ký Kế hoạch hợp tác chiến lược về giáo dục giai đoạn 2020-2023.

Trong hợp tác lao động, hai nước đã ký Thỏa thuận về Chương trình Lao động Kỳ nghỉ (12/2011), chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2012, theo đó mỗi năm sẽ có tối đa 200 công dân Việt Nam sang New Zealand và 200 công dân New Zealand sang Việt Nam du lịch kết hợp tìm việc làm.

Nhân dịp Hội đàm cấp cao trực tuyến và nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược (22.7.2020), hai bên đã ký Thỏa thuận giữa Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam và Cơ quan hợp tác liên chính phủ New Zealand về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng.

Về giao thông vận tải,  hai nước ký Hiệp định Vận tải Hàng không song phương ngày 17.10.2003, có hiệu lực năm 2004, được sửa đổi vào tháng 3/2015 nhằm tăng cường an ninh, an toàn hàng không theo tiêu chuẩn mới của ICAO và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác hàng không hai nước.

Trên cơ sở Hiệp định và Nghị định thư sửa đổi đã ký, từ tháng 6/2016, hãng hàng không Air New Zealand đã khai trương đường bay thẳng Auckland-Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, từ năm 2019 phía New Zealand đã tạm dừng khai thác do thiếu máy bay. Các hãng hàng không của Việt Nam chưa có kế hoạch khai thác đường bay trực tiếp giữa hai nước.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt, trong đó có an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân, Việt Nam và New Zealand đã có những hợp tác chặt chẽ, cùng thế giới phòng, chống đại dịch. New Zealand cung cấp cho Việt Nam 30.000 liều vaccine AstraZeneca (9/2021). Tháng 5/2022, New Zealand hỗ trợ Việt Nam 2 triệu NZD để phục hồi sau đại dịch.

Cộng đồng người Việt Nam tại New Zealand có khoảng 7.000 người, chủ yếu sinh sống ở Auckland, Christchurch và Wellington. Đại bộ phận kiều bào có cuộc sống ổn định và tinh thần hướng về quê hương đất nước.

Chia sẻ với báo chí trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Jacinda Ardern, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson nhấn mạnh chuyến thăm của Thủ tướng Jacinda Ardern là một minh chứng nữa cho thấy mối quan hệ giữa New Zealand và Việt Nam đang phát triển tốt đẹp, cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ đó đối với cả hai nước.

Cùng với chuyến thăm New Zealand của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, một tháng sau khi New Zealand dỡ bỏ các hạn chế do COVID-19, chuyến thăm chính thức Việt Nam sắp tới của Thủ tướng Jacinda Ardern cho thấy cả hai nước đều cam kết tận dụng tối đa các cơ hội được tạo ra khi hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược (năm 2020)./.

Theo TTXVN

随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam_soi kèo 88,Betway   sitemap

回顶部