Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 45/12016/QĐ-TTg cho phép tiếp nhận,éptiếpnhậntrảkếtquảthủtụchànhchínhquabưuđiệtỷ lệ 88 trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích kể từ ngày 16/12/2016.
Quyết định này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong khâu giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng sự lựa chọn cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm chi phí lên tới hàng nghìn tỷ đồng cho toàn xã hội....
Tiếp nhận theo 3 hình thức
Cụ thể, các cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức sau khi thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích: 1 - Gửi hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; 2 - Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính; 3 - Gửi hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Việc nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân được thực hiện tại các điểm phục vụ bưu chính của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại địa chỉ theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Cơ quan có thẩm quyền bố trí người tiếp nhận hồ sơ và tiền phí, lệ phí (nếu có) do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích chuyển đến. Thời điểm xác định tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ hợp pháp, hợp lệ tại cơ quan có thẩm quyền được tính kể từ khi ký Biên bản giao nhận hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ được chuyển đến, người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm chuyển ngay hồ sơ đến người có thẩm quyền của cơ quan đó để giải quyết. Việc giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện theo đúng trình tự, thẩm quyền và thời hạn do pháp luật quy định.
Khi hoàn thành giải quyết thủ tục hành chính, cơ quan có thẩm quyền đăng tải công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử của cơ quan (nếu có) và thông báo (bằng tin nhắn, thư điện tử hoặc hình thức khác) đến nhân viên bưu chính và tổ chức, cá nhân.
Trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu gửi trả kết quả qua bưu điện, nhân viên bưu chính sẽ nhận kết quả để chuyển phát theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức đó. Hồ sơ gửi trả phải đảm bảo đầy đủ theo quy định. Nhân viên bưu chính phải trực tiếp đóng gói, niêm phong hồ sơ trước sự chứng kiến của đại diện cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc chuyển phát.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định cho phép tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
Doanh nghiệp phải có trách nhiệm khi thất lạc hồ sơ, chứng từ
Các cá nhân, tổ chức không thể trực tiếp nhận hồ sơ, kết quả từ nhân viên bưu chính có thể ủy quyền cho người khác nhận thay. Các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm nộp phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính đã được quy định bằng phương thức nộp trực tuyến hoặc chuyển khoản cho cơ quan có thẩm quyền, cũng như trực tiếp nộp/chuyển khoản cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền.
Việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua bưu điện cần phải được thực hiện phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bưu chính và mức giá cước do Bộ TT&TT quy định. Chất lượng dịch vụ và giá cước phải được niêm yết công khai tại các điểm phục vụ bưu chính cũng như website của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Trường hợp do lỗi của doanh nghiệp làm mất/thất lạc/hư hỏng chứng từ gốc và các giấy tờ khác trong hồ sơ chuyển phát, không thể khôi phục được thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phải có trách nhiệm khắc phục mọi hậu quả gây ra và chịu mọi chi phí phát sinh trong việc xin cấp lại hồ sơ, giấy tờ.
Trước đó, Bộ Tư pháp và Bộ TT&TT, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã phối hợp tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến trên toàn quốc đối với dự thảo Quyết định. Đa số các chuyên gia, doanh nghiệp, hiệp hội, người dân đều đồng tình đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp để triển khai và nếu được tổ chức thực hiện nghiêm túc, chắc chắn sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, xã hội, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa.