> Kỳ 3: Đại tướng tài ba và phương châm “Bám thắt lưng địch mà đánh”
> Kỳ 2: Vị Đại tướng giản dị và gần gũi
> Kỳ 1: Vị đại tướng nông dân
Có những vị tướng trở thành danhtướng và bất tử cùng năm tháng. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh xứng đáng là vị danhtướng, không chỉ của Việt Nam. Quân và dân đất Thủ Dầu Một luôn nhớ về Đại tướngNguyễn Chí Thanh với những tình cảm cao đẹp nhất. Với quân và dân đất Thủ, “vịđại tướng của nhân dân” luôn là tấm gương sáng, ngọn đuốc dẫn lối soi đường…
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở chiếntrường miền Nam
Những ký ức không phai
Có mặt trên vùng đất chiến khu Đvào đúng dịp 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chúng tôi được nghenhững câu chuyện mà những cựu chiến binh thường kể về con người, phẩm chất đạođức của ông. Ông Huỳnh Tư (SN 1929, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên), nguyên Tỉnh độiphó Tỉnh đội Thủ Dầu Một, cho biết: “Tôi tham gia kháng chiến năm 15 tuổi. Năm27 tuổi, tôi tập kết ra Bắc và theo học trường Sĩ quan Lục quân (khóa 10). Tạiđây, tôi nhiều lần được gặp Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Đáng nhớ nhất là trướckhi lên đường trở về miền Nam chiến đấu, tôi và đồng đội vinh dự được đón Đạitướng đến chia tay, động viên anh em cán bộ chiến sĩ. Nghe Đại tướng đến thăm,chúng tôi ai cũng háo hức, mong được tận mắt chứng kiến vị đại tướng tài, đức vẹntoàn. Khác với hình dung ban đầu về một Đại tướng oai vệ với binh phục, quânhàm 4 sao cùng các trợ lý tháp tùng, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà chúng tôi đượctiếp xúc hết sức giản dị, gần gũi từ trang phục cho đến cách nói chuyện, đi đứng,thăm hỏi, dặn dò, động viên tinh thần anh em”.
Để ghi nhớ những đóng góp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với sự nghiệp cách mạng của đất nước, UBND TP.TDM đã quyết định đặt tên con đường rất đẹp, rộng rãi với 6 làn xe, nối từ đại lộ Bình Dương (khu vực trạm thu phí Suối Giữa) đi qua xã Tương Bình Hiệp, Hiệp An, Tân An đến cầu Ông Cộ với chiều dài hơn 7km. Đây là những con đường huyết mạch nối Dầu Tiếng, Bến Cát với TP.TDM.
Ông Huỳnh Tư bồi hồi, nhớ lại:“Sau này, khi Đại tướng vào chiến trường B2 (chiến trường miền Nam), dù khôngđược trực tiếp làm việc với Đại tướng, nhưng anh em chúng tôi được soi đường từnhững phương châm đánh giặc hết sức hiệu quả của Đại tướng, mà trong đó phải kểđến là “Bám thắt lưng địch mà đánh”, xây dựng “Vành đai diệt Mỹ”...
Cùng chung ý kiến, ông Huỳnh VănThu, nguyên Xã đội trưởng, kiêm Bí thư xã Phú An thời kỳ những năm 1960, nguyênBí thư Huyện ủy Bến Cát, cho biết: “Gần cuối năm 1965, tôi được cấp trên cử lênTrung ương cục để tham gia báo cáo kinh nghiệm đánh Mỹ của quân và dân Bến Cáttheo yêu cầu của Bộ Chỉ huy Miền. Tại đây, tôi được vinh dự báo cáo với Đại tướngNguyễn Chí Thanh, nữ tướng Nguyễn Thị Định về kinh nghiệm đánh Mỹ rất hiệu quảmà quân và dân ở Phú An, An Điền, An Tây, Mỹ Phước, Lai Uyên đã áp dụng rấtthành công. Chính trong hội nghị này, đồng chí Sáu Di (bí danh của Đại tướng tạichiến trường B2 - P.V) đã phổ biến phương châm: “Bám thắt lưng địch mà đánh” vàquan trọng nhất là quyết tâm: “Dám đánh Mỹ, sẽ tìm ra cách đánh Mỹ”. Đồng thời,đồng chí Sáu Di cũng đưa ra dự báo chính xác: “Nhất định sẽ đánh thắng hoàntoàn giặc Mỹ xâm lược”. Chính những tư duy chiến lược, mang đầy tính thực tiễnvà quyết tâm sắt đá của Đại tướng đã tiếp thêm niềm tin cho chúng tôi, an tâmbám trụ địa bàn, dựa vào nhân dân mà chiến đấu cho đến ngày giành được độc lập...”.
Ông Mai Thanh Chí (sinh năm1922), nguyên Chánh văn phòng Ban Tuyên huấn Khu ủy miền Đông, hiện đang nghỉhưu tại phường Phú Cường, TP.TDM, chia sẻ với phóng viên Báo Bình Dương: “Từsau khi Đại tướng Nguyễn Chí Thanh triển khai phương châm “Bám thắt lưng địchmà đánh”, tôi là một trong những người được Ban Tuyên huấn Khu ủy miền Đônggiao nhiệm vụ triển khai phương châm đánh giặc Mỹ nổi tiếng trên và phổ biếnNghị quyết 12 (Hội nghị lần thứ XII của Trung ương Đảng khóa III) xác định: “Mặcdù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánhgiữa ta và địch vốn không thay đổi lớn, tuy cuộc chiến tranh ngày càng trở nêngay go ác liệt, nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững và tiếp tụcgiành thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại âmmưu trước mắt và lâu dài của địch”…
Vị cán bộ lão thành tiếp lời:“Tôi còn nhớ tại hội nghị quân - dân - chính năm 1965 tại chiến khu Dương MinhChâu, từ tư duy chiến lược, ý kiến chỉ đạo của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cácđồng chí lãnh đạo của Khu ủy đã đặt vấn đề: “Có sợ Mỹ không, có dám đánh Mỹkhông?”. Hội nghị đã phổ biến chỉ đạo của Đại tướng là: “Phải dám đánh Mỹ mớitìm ra cách đánh Mỹ” và phương châm chỉ đạo “Nắm thắt lưng địch mà đánh” đãnhanh chóng lan tỏa, trở thành khẩu hiệu hành động cách mạng nổi tiếng trên chiếntrường miền Nam; là điểm khởi đầu để dấy lên phong trào: “Tìm Mỹ mà đánh, tìmngụy mà diệt”, lập các “vành đai diệt Mỹ”. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã trở thành“dũng sĩ diệt Mỹ”, “dũng sĩ diệt xe tăng”, “dũng sĩ hạ máy bay”… Phương châm chỉđạo “bám thắt lưng địch mà đánh” đã góp phần đặc biệt quan trọng đưa đến nhữngthắng lợi vang dội trên chiến trường miền Nam như: chiến thắng Núi Thành, VạnTường, Bàu Bàng, Nhà đỏ - Bông Trang, Plâyme, thung lũng Ia - đrăng và sau đó,quân dân ta đã đánh bại hai cuộc phản công chiến lược của quân Mỹ vào mùa khô1965- 1966 và 1966-1967…
Đối với những chiến sĩ đã từng tậpkết ra Bắc, cũng như những anh em chiến đấu tại vùng chiến khu Đ, những câuchuyện về Đại tướng luôn được họ kể cho nhau nghe với một niềm tự hào khôn xiết.Ông Phạm Mạnh Dũng (Mười Dũng) (SN 1929, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên), thiếu tá,Tham mưu phó Tỉnh đội Phước Thành, cho biết: “Chúng tôi rất tự hào vì đã từngđược gặp Đại tướng. Ông là “ngọn đuốc” soi đường để chúng tôi tiếp tục giữ vữngniềm tin với cách mạng, với kháng chiến”. Câu chuyện ông được nghe mọi người kể,một lần Đại tướng đến khảo sát địa đạo Củ Chi. Với tài binh lược và khả năng nhậnxét sắc bén của mình, Đại tướng đã dễ dàng nhận ra những điểm yếu của cả mậtkhu địa đạo lúc bấy giờ đó là không có khả năng phòng thủ bên dưới lòng đất.Ông nghiên cứu và góp ý tận tình để dân và quân Củ Chi nhanh chóng khắc phục điểmyếu này bằng cách đắp nhiều ụ, bờ ke nhằm tăng khả năng chiến đấu.
Tình cảm quân và dân đất Thủ với đại tướng
Bà Hồ Thị Hoa (SN 1937, xã Tân Mỹ,huyện Tân Uyên), nguyên Bí thư xã Tân Mỹ, cho biết: Trong kháng chiến, chúngtôi luôn ghi khắc lời Đại tướng nói và những chiến thuật của người về cáchđánh, cách tấn công địch. Chúng tôi tập hợp lực lượng, tuyên truyền cho nhau hiểuvà chờ thời cơ thuận lợi để xông lên đánh địch. Tại chiến trường chiến khu Đ,năm 1965, Mỹ tràn vào và lập đồn bốt, kìm cặp nhân dân. Trước sự đàn áp dã man,nhiều người dân đã tham gia vào các tổ chức cách mạng, thoát ly để trở thành nhữngngười cộng sản. Cụ thể, tại vùng đất Tân Mỹ, với chiến lược “Tìm Mỹ mà diệt”,ngày 12-8-1963, 1 trung đội du kích Mỹ Lộc - Tân Tịch phối hợp với 1 tiểu đội bộđội huyện đã phục kích tấn công 1 tiểu đội địch đang đi càn trên đường số 10 vềbót. Với 12 khẩu súng cùng 2 trái mìn bố trí gài sẵn trận địa, ém quân nằm chờđịch lọt vào ổ phục kích, ta tổ chức kích nổ mìn, diệt tại chỗ 8 tên địch. ÔngSáu Mộc (Võ Văn Mộc, SN 1939, xã Lạc An, Tân Uyên), cán bộ lảo thành cách mạngbộc bạch: Sau khi thắng Pháp, nhân dân chiến khu Đ lại phải đứng lên chống Mỹ.Những năm tháng chiến đấu rất ác liệt, nhưng chúng tôi cảm thấy vô cùng tự hàovì được sự lãnh đạo của Đảng, những chiến lược sắc bén của Đại tướng Nguyễn ChíThanh. Sau này, được tin Đại tướng mất, đã để lại trong lòng quân và dân Thủ DầuMột nói riêng cùng nhân dân cả nước nói chung sự tiếc thương vô hạn. Ông NguyễnTrung Hiếu, nguyên Đài trưởng Vô tuyến điện phục vụ Sở chỉ huy tiền phương cácchiến dịch từ năm 1964 đến 1975, từng có hơn 6 tháng gắn bó, làm việc trực tiếpvới Đại tướng cho biết: “Năm 1967, khi Đại tướng ra Hà Nội báo cáo tình hìnhcách mạng, chiến trường miền Nam với Bác Hồ và Bộ Chính trị, trước khi quay vàochiến trường B2 thì qua đời vì đột quỵ nhồi máu cơ tim. Căn bệnh này trước đóđã tưởng chừng tước mất mạng sống của Đại tướng khi người ở Trung ương cục. Lúcđó, phải mất gần 1 tháng điều trị Đại tướng mới vượt qua được tình hình thập tửnhất sinh. Nhưng đến lần đột quỵ vào giữa năm 1967 thì Đại tướng không qua khỏi,đã để lại sự tiếc thương lớn cho nhân dân cả nước, trong đó có quân và dân miềnNam, Thủ Dầu Một. Sau mất mát to lớn này, chúng tôi càng động viên nhau, cố gắnghơn nữa, hoạt động nhiều hơn nữa để đánh giặc, giành hòa bình, độc lập cho Tổquốc như mong ước của vị Đại tướng tài đức của dân tộc.
Thượng tá Lê Văn Trí, Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự(BCHQS) tỉnh Bình Dương, chia sẻ: “Noi gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, một bậcthầy trong công tác vận động quần chúng, cán bộ, chiến sĩ trong toàn tỉnh ngoàiviệc chấp hành tốt kỷ luật thì luôn cố gắng làm tốt công tác dân vận và đây đượccoi là nhiệm vụ chính trong toàn quân. Làm tốt công tác dân vận, xây dựng mốiquan hệ gắn bó “cá nước” giữa quân đội với nhân dân, phát huy sức mạnh của quầnchúng nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu vàchiến thắng của quân đội ta. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một tấm gương sáng vẹntoàn về tài và đức. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng, tuổi trẻ quân độithành kính tri ân Đại tướng và tự soi lại mình, sửa mình, quyết tâm học tập, tudưỡng, rèn luyện bản thân để công tác tốt hơn; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuấtsắc mọi nhiệm vụ; giữ vững và phát huy phẩm chất của “Bộ đội Cụ Hồ”, xứng đángvới những đóng góp của Đại tướng với quân đội và dân tộc Việt Nam”.
THANH - BÌNH - LÝ - YẾN
(责任编辑:Cúp C2)
Ngày này năm xưa: Vụ chính biến rúng động nước Nga
Áp dụng hệ số K phải phù hợp với tình hình thực tế, không làm khó cho dân, nhà đầu tư
Đến năm 2015, phấn đấu đưa Thủ Dầu Một trở thành đô thị loại I
Khởi tố thanh niên uống rượu lái xe gây tai nạn rồi đuổi đánh bảo vệ bệnh viện
Kiểm tra thí điểm cải cách hành chính trong lĩnh vực nghĩa vụ quân sự và động viên quân đội
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 7
Khai mạc Đại hội Đại biểu Hội Chữ thập đỏ tỉnh nhiệm kỳ 2011
Hàn Quốc đánh giá chất lượng mạng 5G do nhiều người dùng khiếu nại
Đại biểu chất vấn nhiều vấn đề “nóng”