BetwayBetway

Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội_7m.com livescores

 

Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai Lê Thu Hà phát biểu ý kiến. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3,Đềxuấtcácgiảipháppháttriểnkinhtếbảođảmansinhxãhộ7m.com livescores ngày 9/6, các đại biểu thảo luận tại Hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.

Trong phiên họp buổi sáng, các đại biểu đều thể hiện sự đồng tình với báo cáo và đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành với những bước đi đúng đắn, tạo bước phát triển khả quan.

Những tín hiệu tích cực của nền kinh tế cùng với sự ổn định trật tự an toàn xã hội càng củng cố niềm tin vào mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam năm 2017 và những năm tiếp theo.

Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7%

Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) đánh giá nhìn chung tình hình kinh tế-xã hội đã có sự ổn định. Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, tập trung cải cách hành chính, khuyến khích khởi nghiệp, thị trường tài chính ổn định, đặc biệt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền quốc gia được vững chắc, giáo dục, y tế được chấn chỉnh, nhân dân an cư, lạc nghiệp.

Tuy nhiên, chỉ tiêu quan trọng nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn kế hoạch đã đề ra và cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng tín dụng 5,76% cuối tháng 4/2017 so với đầu năm là cao nhất kể từ tháng 4/2010. Trong khi GDP 4 tháng qua tăng trưởng thấp cho thấy tăng trưởng tín dụng cao đã không thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế...

Băn khoăn về mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% cả năm mà Chính phủ đưa ra trong Báo cáo kinh tế-xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) đề nghị Chính phủ giải thích rõ, có sức thuyết phục hơn cơ sở của chỉ tiêu này để đảm bảo tính khả thi cao.

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc khẳng định ổn định nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy nhanh, bảo đảm hiệu quả vốn đầu tư là những giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn về vốn, sớm đưa dòng vốn vào nền kinh tế, qua đó tạo hiệu ứng lan tỏa, kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, việc phân khai nguồn vốn còn rất chậm, nên nhiều công trình đầu tư từ ngân sách Nhà nước đang khó khăn; đặc biệt là các công trình đầu tư từ ngân sách Trung ương. Để giải bài toán này, đại biểu đề xuất Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư theo kế hoạch, nhất là tiếp tục bố trí vốn để triển khai dứt điểm các công trình đang thi công dở dang ở các địa phương.

Đồng thuận, ủng hộ quyết tâm của Chính phủ đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7 năm 2017, đại biểu Lê Thu Hà (Lào Cai) cho rằng mức tăng trưởng GDP quý 1/2017 ở mức 5,1% thấp hơn mức 5,5% của cùng kỳ năm ngoái và rất xa so với mục tiêu 6,7% cả năm. Để đạt được mục tiêu, Chính phủ phải tạo ra đột phá để trong ba tháng cuối năm đạt tốc độ tăng trưởng 7%/quý, bảo đảm cả năm đạt 6,7%, tạo đà cho các năm tiếp theo.

Đại biểu phân tích GDP là một trong 4 mục tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô (tăng GDP; ổn định giá cả; tăng việc làm, giảm thất nghiệp; tăng xuất khẩu). Nếu năm 2017 không đạt được mục tiêu 6,7%, hai năm liền Việt Nam không đạt được mục tiêu kế hoạch tăng trưởng, trong ba năm còn lại sẽ khó khăn hơn. Nhìn xa hơn, nếu trong 20 năm từ 2016 đến 2035, nền kinh tế Việt Nam không đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7%/năm, để GDP đầu người tăng khoảng 6%/năm, Việt Nam không còn cơ hội để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Do vậy, mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2016-2020 là rất quan trọng đối với lộ trình 20 năm tới.

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, bên cạnh 6 nhóm giải pháp Chính phủ đã đưa ra, theo đại biểu, giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng nhanh đó là tăng tổng cầu của nền kinh tế. Cụ thể, tăng khối lượng tiền tệ so với kế hoạch đề ra tương ứng với việc tăng thêm khoảng 2% tổng dư nợ tín dụng, bao gồm cả tín dụng đầu tư và tiêu dùng, vào những đối tượng và lĩnh vực có tốc độ giải ngân nhanh nhất trong năm 2017.

Tăng tín dụng thêm 2% sẽ không gây lạm phát tiền tệ bởi lạm phát cơ bản cho đến nay vẫn diễn biến thuận lợi. Quý 1/2017, lạm phát cơ bản chỉ tăng 1,66% so với bình quân năm 2016. Ngay cả tình huống năm 2017, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng cao hơn 4% so với năm 2016 nhưng dưới 5% cũng chỉ có tác dụng kích thích tăng trưởng không đáng lo ngại. Kèm theo giải pháp này không điều chỉnh tăng giá điện, các loại dịch vụ công khác như y tế, giáo dục từ nay đến cuối năm. Đồng thời, Chính phủ kích thích tăng tiêu dùng dân cư, đầu tư tư nhân thông qua các biện pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng, tháo gỡ các thủ tục hành chính để thúc đẩy các công trình xây dựng đầu tư tư nhân, nhất là các thủ tục đầu tư xây dựng của doanh nghiệp. Đặc biệt, phải có các biện pháp giải ngân nhanh đầu tư trong năm 2017, bao gồm các dự án BOT, BT, các dự án hạ tầng giao thông. Nếu hết quý III/2017 giải ngân được 70% vốn đầu tư trong năm thì tác động lan tỏa rất lớn trong năm 2017-đại biểu kiến nghị.

Đại biểu Lê Thu Hà nêu rõ Chính phủ đang chỉ đạo rất quyết liệt để đạt được mục tiêu 6,7%, tìm ra dư địa của nền kinh tế để khai thác tiềm năng tăng trưởng, nhất là tháo gỡ những điểm nghẽn đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng. Nút thắt lớn nhất hiện nay vẫn là thủ tục hành chính. Cụ thể trong lĩnh vực đầu tư, hầu hết các dự án đều phải chờ bộ, ngành có liên quan phê duyệt với thủ tục phức tạp. Đây là điểm nghẽn cần tháo gỡ.

Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc

Vấn đề bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa... là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến.

Đại biểu Đoàn Văn Việt (Lâm Đồng) chỉ rõ theo báo cáo của Chính phủ, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, các chính sách về đầu tư phát triển đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tỷ lệ hộ cận nghèo, nguy cơ tái nghèo là rất đáng quan tâm. Trung bình cứ 3 hộ thoát nghèo, có một hộ nghèo mới, tái nghèo. Điều đó cho thấy kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; trên nhiều địa bàn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Cuộc sống người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số di cư tự do còn nhiều khó khăn.

Đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt hơn nữa nội dung để phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm, bố trí đủ nguồn lực nhất là vùng đặc biệt khó khăn; đổi mới các định mức đầu tư, phân bổ ngân sách các cơ chế đặc thù về đầu tư phát triển kinh tế-xã hội cho phù hợp với địa bàn vùng dân tộc thiểu số, vùng núi. Ngoài ra, cần tháo gỡ những vướng mắc cụ thể trong việc giải quyết đất định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có hàng ngàn đồng bào dân tộc thiểu số di cư tự do đang có cuộc sống khó khăn, chưa ổn định.

Liên quan đến việc ổn định đời sống nhân dân, nhất là dân tộc thiểu số vùng tái định cư thủy điện, đại biểu Tống Thanh Bình (Lai Châu) nêu thực tế đời sống người dân các khu vực này đã có sự chuyển biến nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn do đồng bào di chuyển hoàn toàn đến nơi ở mới, chưa thể đủ đất sản xuất, việc chuyển đổi nghề là rất khó khăn, không thể thực hiện một sớm một chiều, dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo, tái nghèo cao qua các năm, tạo hệ lụy phát sinh nhiều tệ nạn xã hội.

Để đồng bào các dân tộc thuộc diện di cư, di dân tái định cư các công trình thủy điện sớm có cuộc sống ổn định và phát triển, đại biểu cho biết: Thời gian qua, nhiều địa phương đã xây dựng các đề án, kế hoạch ổn định đời sống, sản xuất vùng đồng bào tái định cư các công trình thủy điện. Các bộ, ngành cần sớm xem xét, trình Chính phủ phê duyệt để các địa phương sớm thực hiện, đáp ứng lòng mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc các địa phương thực hiện di dân tái định cư các công trình thủy điện.

Quan tâm đến các chính sách phát triển kinh tế-xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị Chính phủ đẩy nhanh việc ban hành chính sách mới cho giai đoạn 2016-2021. Việc bố trí đủ nguồn lực tài chính cho thực hiện chính sách vẫn là yêu cầu đòi hỏi bức thiết. Đồng thời, Chính phủ và các bộ, ngành cần hoàn thiện chính sách phân vùng để phát triển sản xuất phù hợp với đặc thù từng vùng; hình thành, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng các chính sách bền vững hơn trong tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh các chính sách hỗ trợ hiện tại theo hướng kết nối sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số với thị trường. Chính phủ cũng cần tổng kết một cách toàn diện việc ban hành và thực hiện các chính sách, pháp luật, làm cơ sở để Quốc hội ban hành đạo luật về dân tộc và miền núi.

Khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

Các đại biểu đánh giá, nền nông nghiệp đang gặp phải những thách thức, khó khăn rất lớn đòi hỏi nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ để khắc phục.

Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) cho rằng thực tế tái cơ cấu ngành nông nghiệp thời gian qua chưa đạt được mục tiêu đề ra. Theo đó, thu nhập của người nông dân còn thấp, đất dành cho sản xuất nông nghiệp còn manh mún. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chưa cao, đầu tư từ doanh nghiệp ngoài nhà nước vào lĩnh vực này còn hạn chế, sản xuất chưa gắn kết được các khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm; chất lượng hàng hóa nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Từ thực trạng này, theo đại biểu Ma Thị Thúy, để phát triển nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn, phải đổi mới, hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, nhất là về vấn đề tích tụ, tập trung ruộng đất. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và quản lý, từ đó tạo ra những sản phẩm có giá trị thương phẩm cao, có thương hiệu, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường quốc tế. Nhà nước cũng đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

“Hơn lúc nào hết phải có chính sách đặc thù, cụ thể để xây dựng mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng, người dân, doanh nghiệp và nhà nước,” đại biểu Ma Thị Thúy nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Phúc cho rằng để ngành nông nghiệp phát triển bền vững, Chính phủ cần có giải pháp căn cơ, đồng bộ hơn, trong đó triển khai quyết liệt việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Việc thực hiện cần tập trung vào công tác quy hoạch ngành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, có chính sách hỗ trợ nông dân và nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Đặc biệt, cần đẩy mạnh phát triển hợp tác xã kiểu mới để thực hiện liên kết giữa nhà nước-nhà nông-nhà doanh nghiệp-nhà khoa học và ngân hàng, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh sản phẩm, giảm dần sản xuất manh mún, tự phát của hộ gia đình.

Nêu lên tình trạng giá cả vật tư nông nghiệp kém chất lượng; hiện tượng được mùa mất giá, sản phẩm ế thừa không tiêu thụ được gây thiệt hại nặng nề cho nông dân, đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) nêu rõ đây là những vấn đề đã được đề cập nhiều lần nhưng chưa được khắc phục khiến cử tri rất bức xúc.

Cử tri cho rằng sự can thiệp, xử lý của Nhà nước trong việc tiết giảm chi phí trung gian và sự chênh lệch giữa giá thu mua và giá bán còn rất chậm. Vì thế, các ngành chức năng cần quản lý chặt chẽ, giảm thiểu tình trạng tự phát trong sản xuất của người dân, có sự gắn kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

Ngoài ra, Chính phủ cần tăng cường đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, phân bổ hợp lý nguồn lực từ ngân sách tương xứng với đối tượng thụ hưởng trong tổng đầu tư vốn hiện nay; tạo điều kiện thuận lợi để nông dân có điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ trong sản xuất.

Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) nhấn mạnh nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, nhưng thực tế thời gian qua, trụ đỡ này đang yếu dần do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chi phí sản xuất lớn, nguồn nước bị xâm nhập mặn...

Để khắc phục tình trạng này, theo đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, nông nghiệp công nghệ cao là yêu cầu tất yếu. Hướng đi này cần có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và phải có vốn. Chính phủ đã dành gói tín dụng 100.000 tỷ đồng để ưu đãi vốn vay cho doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, để tiếp cận được nguồn vốn này là rất khó khăn vì các doanh nghiệp bị ràng buộc rất nhiều điều kiện. Do vậy, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho rằng cần sớm có quy định xác lập sở hữu tài sản đầu tư trên đất đối với các trang trại nông nghiệp công nghệ cao để làm căn cứ thế chấp vốn vay.


Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh phát biểu ý kiến. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Bên cạnh đó, tăng thời gian hỗ trợ vốn vay đối với doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; khuyến khích và tăng cường đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; đồng thời tạo kênh thông tin để doanh nghiệp cập nhật về tình hình thị trường; thường xuyên đánh giá, dự báo đúng nhu cầu trong nước và thế giới để hạn chế việc đầu tư tràn lan, cung vượt cầu dẫn đến tình trạng được mùa-mất giá, được giá-mất mùa trong thời gian qua.

Giảm thiểu bạo lực học đường

Đổi mới cơ chế tài chính ngành giáo dục; cải cách giáo dục; chính sách đối với học sinh, sinh viên khó khăn; chế độ, chính sách, quy định đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có đội ngũ nhà giáo đang công tác tại vùng sâu, vùng xa... là những nội dung được các đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội), Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Tống Thanh Bình (Lai Châu), Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yến)... thảo luận và đặt ra câu hỏi đối với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tại phiên thảo luận.

Đại biểu Tống Thanh Bình quan tâm việc thực hiện chính sách theo Nghị định 116 ngày 18/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ, quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở những xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Đại biểu cho biết hiện đã có nhiều thôn, bản, xã thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a hoàn thành Chương trình 135, chuyển từ khu vực 3 sang khu vực 2. Do vậy, đối tượng học sinh là con hộ nghèo có hộ khẩu tại khu vực này sẽ không được tiếp tục hưởng chế độ, chính sách theo Nghị định 116. Tuy nhiên, Nghị quyết 30a có quy định tất cả các xã thuộc các huyện nghèo đều được hưởng các cơ chế, chính sách quy định như đối với xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2. Thực tế hiện nay các trường vẫn tổ chức nuôi dưỡng học sinh vì đại đa số học sinh này là người dân tộc thiểu số, kinh tế khó khăn, không có điều kiện đi về trong ngày. Những học sinh này nếu không tiếp tục được hỗ trợ thì nguy cơ bỏ học rất cao. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo, cho phép các địa phương tiếp tục áp dụng và thực hiện chế độ quy định tại Nghị định 116.

Trăn trở đối với tình trạng bạo lực học đường xảy ra trên khắp cả nước, ở tất cả các cấp học với mức độ ngày càng gia tăng, hậu quả nghiêm trọng, đại biểu Trần Thị Phương Hoa đề nghị Chính phủ cần có biện pháp để hạn chế tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống gây bức xúc xã hội, nhất là tình trạng bạo lực học đường, xâm hại trẻ em trong thời gian qua. Đại biểu dẫn chứng: Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong toàn quốc xảy ra 1.600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học, bình quân khoảng 5 vụ/ngày. Cứ khoảng trên 5.200 học sinh có một vụ đánh nhau, cứ trên 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau...

Liên quan đến chính sách đối với học sinh, sinh viên ở những xã, thôn đặc biệt khó khăn, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: Nghị định 116 quy định ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn nhưng trong quá trình một số xã 30a thoát khó khăn, học sinh, sinh viên không được hưởng chế độ ưu đãi nữa cũng là vấn đề được Bộ quan tâm, kiến nghị với Chính phủ thời gian qua.

Trong phiên họp vừa qua, Chính phủ cũng thể hiện quan tâm đối với nội dung này, trong đó đối với mầm non 5 tuổi, không phân biệt người dân tộc, tất cả học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn đều được miễn học phí bắt đầu từ năm 2018. Đối với các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ có biện pháp hỗ trợ.

Về giải pháp để giảm thiểu bạo lực học đường, Bộ trưởng khẳng định Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định về môi trường an toàn cho học sinh ở các trường phổ thông.

Bên cạnh đó, Bộ cũng ban hành các kế hoạch, chỉ thị, thông báo gửi cơ sở giáo dục, các địa phương, các bộ, ngành liên quan trong việc phối hợp giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên; phối hợp cùng Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tăng cường môi trường an toàn cho học sinh, sinh viên trong nhà trường.../. 

Theo TTXVN

赞(6)
未经允许不得转载:>Betway » Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội_7m.com livescores