Hội thảo quốc tế "Phát triển công nghiệp thông minh - Smart Industry World 2017” do Ban kinh tế Trung ương chủ trì với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ,ôngnghiệpViệtNamchuyểnmìnhtrongcuộccáchmạsoi keo romania ban ngành và hơn 1.500 đại biểu đến từ trong nước và quốc tế. Theo đánh giá của các chuyên gia và nhà kinh tế trên thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có những tác động mạnh mẽ tới các ngành, lĩnh vực cụ thể như: sản xuất – tự động hóa, giao thông, tài chính-ngân hàng, giáo dục, y tế, nông nghiệp.... Làn sóng công nghệ mới này sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, chi phí sản xuất – vận hành, đồng thời đáp ứng chính xác hơn nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới với các công nghệ thông minh như: trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật, tự động hoá, công nghệ in 3D và người máy,… Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng mang đến nhiều thách thức cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt về vấn đề hạ tầng công nghệ, an toàn và an ninh thông tin cũng như thích ứng và tận dụng cơ hội mà làn sóng công nghệ 4.0 mang lại. Hội thảo – Triển lãm Phát triển công nghiệp thông minh 2017 (Smart Industry World 2017) với chủ đề thảo luận: “Định hình và phát triển nền sản xuất công nghiệp thông minh trong tương lai" là sự kiện quy mô, có hệ thống để góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra đối với phát triển công nghiệp đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang có những diễn biến rất mau lẹ. Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, tác động đến các quốc gia trên mọi phương diện, nhiều quốc gia đã có những chính sách ứng phó cụ thể để vượt qua những thách thức của cuộc cách mạng này. Các nước trong khu vực đều đã chính thức ban hành chiến lược cách mạng 4.0 với những lộ trình cụ thể. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những nhận định và đề ra các chủ trương, chính sách phát triển. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Bình, đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một chiến lược riêng thúc đẩy công nghiệp 4.0. Việt Nam cần có một cái nhìn đẩy đủ hơn, đa chiều hơn và phải có một chiến lược tiếp cận hợp lý để có thể nắm bắt cơ hội, cải thiện vị thế của mình và không bị tụt hậu trong cuộc cách mạng này.