Điều đặc biệt nữa là tất cả những người này đều tình nguyện làm việc cho phía Liên Xô mà không vì mục đích tiền bạc. Một trong hai thành viên đầu tiên của Bộ 5 Cambridge là Donald Maclean (1913-1983),ộcđờithứhaicủađiệpviênCambridgelừket qua bing da vốn là con trai nghị sĩ, bộ trưởng giáo dục trong nội các của Thủ tướng Stanley Baldwin. Maclean làm việc cho Bộ Ngoại giao Anh ngay sau khi tốt nghiệp đại học, từng công tác ở Paris, Washington, Cairo và lên đến chức Vụ trưởng châu Mỹ của Bộ Ngoại giao Anh. Trong thời gian làm việc tại Đại sứ quán Anh ở Washington, Maclean là nguồn tin chính cung cấp cho Moscow về trao đổi thông tin giữa Anh và Mỹ. Đến năm 1951, Maclean được bổ nhiệm làm đại diện phía Anh trong Hội đồng Anh - Mỹ - Canada, chia sẻ các thông tin bí mật hạt nhân. Với sự hỗ trợ của thành viên thứ hai là Guy Burgess, Maclean chuyển cho Liên Xô nhiều thông tin tuyệt mật về vũ khí hạt nhân của Mỹ, nhất là thông tin về năng lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu hạt nhân. | Donald Mclean. Ảnh: Wikipedia |
Nhưng rồi những hoạt động của Donald Maclean bắt đầu gây nghi ngờ đối với Tình báo Anh. Rất may, người phụ trách Phòng Liên Xô của cơ quan Tình báo Anh lúc bấy giờ lại chính là Kim Philby. Philby đã báo động cho Maclean rằng anh đã bị nghi ngờ và sắp bị bắt giữ, thế là Maclean quyết định chạy tị nạn sang Liên Xô (tháng 5/1951). Cùng trốn chạy với Maclean còn có Guy Burgess, và vụ việc này đã trở thành một xì-căng-đan lớn ở Anh và Mỹ. Những năm đầu tiên ở Liên Xô đối với Donald Maclean và Guy Burgess thật khó khăn. Với cái tên mới là Mark Petrovich Freizer, Maclean cùng Guy phải chuyển đến sống ở thành phố Quybisev. Đây là thành phố nằm trên sông Volga sâu trong lãnh thổ Liên Xô và là một địa điểm cấm tất cả người nước ngoài lai vãng. Vì thế, hai ông hầu như bị tách biệt với thế giới bên ngoài. Để hợp pháp hóa cuộc sống, Maclean được bố trí làm giáo viên tiếng Anh tại trường Đại học sư phạm Quybisev, như vậy là điệp viên lừng danh với bí danh Homer trước đây nay lại có bình phong mới. Mùa hè năm 1955, Maclean được về sống ở Moscow. Ông được cấp một căn hộ đầy đủ tiện nghi ở trung tâm thủ đô và một biệt thự nhỏ ở ngoại ô Moscow; được Nhà nước Xô-viết tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ. Ông cũng được làm những công việc hợp với sở trường, sở thích của mình: Cố vấn cho Tạp chí Đời sống quốc tế của Bộ Ngoại giao Liên Xô; Cán bộ Viện Nghiên cứu Kinh tế thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO). Ngày 11/4/1961, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1969, Maclean bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ “Những vấn đề chính sách đối ngoại của Anh trong giai đoạn hiện đại”. Sang đầu những năm 1970, Tiến sĩ Freizer trở thành “chuyên gia Xô-viết hàng đầu” về các vấn đề chính trị và “chuyên gia có uy tín nhất” về Tây Âu. Ngày 19/6/1972, Phó giám đốc IMEMO E. M. Primakov ký quyết định “trả lại tên Donald Mclean cho cộng tác viên khoa học Mark Petrovich Freizer”. Không chỉ tôn trọng Maclean về trí tuệ, các đồng nghiệp Liên Xô còn cảm phục ông về nhân cách và lối sống. Là người nước ngoài, lại xuất thân từ tầng lớp thượng lưu, vậy nhưng Maclean lại có những quan điểm rất dân chủ và đặc biệt là phong cách sống rất bình dân. Ông nghiện thuốc lá rất nặng, và ở vị thế đặc biệt của mình, ông hoàn toàn có thể dễ dàng kiếm cho mình các loại thuốc lá ngoại như Marlboro, Camel… những thứ “xa xỉ” ở Liên Xô thời bấy giờ. Nhưng Maclean chỉ quen hút các thứ thuốc lá hạng bét như Prima, Dymok… Quần áo thì rất giản dị, ăn uống cũng vậy. Với ông, công việc là trên hết. Từ năm 1975, phát hiện Maclean bị ung thư, các bác sĩ Liên Xô đã tìm cách ngăn chặn căn bệnh, kéo dài cuộc sống cho ông. Còn ông, thay vì nghiện rượu lại càng “nghiện việc”, như chính Maclean từng nói đùa. Chạy đua với thời gian, ông lao vào công việc với cường độ còn cao hơn, cho đến khi ra đi vào ngày 7/3/1983. Viện Nghiên cứu Kinh tế thế giới và Quan hệ Quốc tế - nơi Donald Maclean làm việc trong hơn 20 năm đã đứng ra tổ chức lễ tang. Sau đó, tro thi hài người “điệp viên Cambridge” đã được đưa về an táng trong khu mộ gia đình ở ngoại ô London. Nguyên Phong |